Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi mắc bệnh chàm

5
(1)

Đối với những người bị bệnh chàm, tình trạng này không chỉ là tình trạng da bị đau, đỏ hoặc viêm. Đây là một bệnh dễ tái phát có liên quan đến vấn đề hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và có thể bị kích thích bởi căng thẳng, phản ứng dị ứng, thực phẩm hoặc các yếu tố không xác định khác.

Họ không chỉ phải sống chung với những mảng da đỏ hoặc tróc vảy không mấy dễ chịu, mà còn biết rằng các triệu chứng này có thể quay trở lại bất cứ lúc nào..

Đối với một số người bị bệnh chàm, thức ăn có thể gây ra tình trạng viêm, nhưng chính thức ăn cũng có thể là một nhân tố để tránh viêm và các triệu chứng kèm theo. Thực hiện theo một “chế độ ăn kiêng dành cho bệnh chàm” với danh sách liệt kê các loại thực phẩm nên tránh và các loại nên bổ sung là một cách thức phổ biến giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Đối với những người bị bệnh chàm, tình trạng này không chỉ là tình trạng da bị đau, đỏ hoặc viêm. Đây là một bệnh dễ tái phát có liên quan đến vấn đề hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và có thể bị kích thích bởi căng thẳng, phản ứng dị ứng, thực phẩm hoặc các yếu tố không xác định khác.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Eczema là gì?

Amy Kimberlain, RDN, Người phát ngôn của Học viện Truyền thông cho biết: “Bệnh chàm là một thuật ngữ bao gồm một số tình trạng viêm da”. Kimberlain giải thích: “Bệnh chàm làm cho da rất khô, ngứa và thậm chí có thể dẫn đến phát ban, bong vảy, mụn nước và nhiễm trùng da trên các bộ phận khác của cơ thể. Có bảy loại bệnh chàm khác nhau, phổ biến nhất là viêm da dị ứng”.

“Bùng phát” là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả trường hợp các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Khi chúng cải thiện hoặc biến mất, đó có thể được gọi là thời kỳ “thuyên giảm”.

Bệnh chàm không lây, vì vậy không có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người khác. Không rõ nguyên nhân của việc này, vì giống như hầu hết các tình trạng sức khỏe, nó khá phức tạp.

0539238001637584583 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Một số nghiên cứu cho thấy di truyền có thể đóng một vai trò nào đó, nhưng gốc rễ của tình trạng này là phản ứng viêm của cơ thể đối với tác nhân kích thích, là chất kích thích hoặc chất gây dị ứng có thể đến từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. 

Các yếu tố kích thích có thể là bất cứ thứ gì từ xà phòng hoặc dầu gội, bột giặt hoặc nước hoa, bất kỳ yếu tố môi trường nào như phấn hoa, bụi, thậm chí thay đổi thời tiết, cũng như căng thẳng và đồ ăn – thứ mà một số người nghĩ là một phần nguyên nhân”, Kimberlain nói.

Đối với một số người, bệnh chàm bùng phát do các chất gây dị ứng có trong một số loại thực phẩm gây ra, khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng và gây viêm.

Theo nghiên cứu, từ 20% đến 80% những người bị bệnh chàm cũng bị dị ứng thực phẩm, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra xem có dị ứng thực phẩm hay không bằng xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm da, Kimberlain nói.

gettyimages 1081906422 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm nên tránh

Khi một người bị bệnh chàm ăn thực phẩm mà họ bị dị ứng, nó sẽ thúc đẩy phản ứng miễn dịch gây ra tình trạng viêm, có thể kích thích hoặc làm trầm trọng thêm đợt bùng phát.

Libby Mills, Người phát ngôn Quốc gia của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng cho biết: “Điều quan trọng là phải xác định được các loại thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng cho cơ thể”.

Điều này có nghĩa là bạn cần đọc bảng thành phần thực phẩm. Mills giải thích, một số chất gây dị ứng thực phẩm chỉ có một tên gọi, nhưng một vài chất có nhiều tên gọi khác nhau, vì vậy bạn phải tự tra cứu để biết đâu là những cái tên cần tránh. Mills nói, đừng quên hỏi về thành phần và cách chế biến thức ăn khi bạn đi ăn ở ngoài. 

Thực phẩm nên tránh nếu bạn mắc bệnh chàm

  • Sản phẩm từ sữa
  • Đậu phộng
  • Trứng
  • Đậu nành
  • Lúa mì
  • Hải sản
  • Động vật có vỏ
  • Gluten
  • Rượu
  • Đường
  • Cà chua
  • Cây họ cam quýt
  • Trứng

Simply Recipes Citrus Guide Lead2 c71258eb5dba4b6bbc8c712426099ca5 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Bất kỳ thực phẩm nào có thể gây viêm đều nên tránh. Thực phẩm dễ gây viêm bao gồm những thực phẩm được làm từ ngũ cốc tinh chế, tinh bột tinh chế và đường bổ sung — nhiều khả năng là thực phẩm chế biến đóng gói.

Những loại thực phẩm này đã được chứng minh là có khả năng làm tăng lượng đường trong máu, gây viêm. Mills giải thích, những thực phẩm này có thể gây ra chứng viêm, chúng có liên quan đến bệnh mãn tính ở người này nhưng chưa chắc có tác động tương tự ở người khác.

Vì vậy, điều hợp lý là tránh, hoặc ít nhất là hạn chế lượng tiêu thụ những thực phẩm này.

Thực phẩm để ức chế bệnh chàm

Ăn thực phẩm chống lại chứng viêm có thể giúp tránh bùng phát bệnh chàm hoặc cải thiện các triệu chứng của bệnh. Mô hình ăn uống nguồn gốc thực vật gồm thực phẩm toàn phần hoặc được chế biến tối thiểu làm cho việc này trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Kimberlain gợi ý một số loại thực phẩm được chứng minh có đặc tính chống viêm có thể giúp ích:

  • Ăn nhiều trái cây và rau quả. Các màu sắc khác nhau với các chất chống oxy hóa khác nhau có thể giúp ích.
  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, quinoa và yến mạch.
  • Sử dụng các loại gia vị khác nhau khi nấu ăn, như gừng, tỏi, hành và nghệ.

Mills cho biết: Khi tìm cách chống lại và kiểm soát bệnh chàm, điều cần thiết là chúng ta phải xem xét sức khỏe làn da. Da là cơ quan lớn nhất của chúng ta, được tạo thành từ hàng trăm triệu tế bào. Cô nói: “Các tế bào da tạo ra một hàng rào bảo vệ giữa bên trong và bên ngoài”.

Why you should eat the rainbow of fruits and vegetables | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Cùng với khả năng cung cấp nước tốt (Mills khuyến nghị khoảng 9 cốc nước cho phụ nữ và 12,5 cốc cho nam giới, cho phép khoảng 2 cốc đến từ thức ăn.), Mills đề xuất các loại thực phẩm giúp bảo vệ hàng rào đó, chẳng hạn như những thực phẩm giàu:

  • Vitamin C: ớt chuông, cây họ cam quýt, dâu tây, bông cải xanh
  • Vitamin E: quả hạch, hạt, dầu thực vật
  • Carotenoid nhiều màu sắc (đỏ, cam, vàng, lá xanh): cà chua, cà rốt, cải xoăn, rau bina, xoài
  • Protein: cây họ đậu, đậu, đậu nành, quả hạch và hạt

“Tiêu thụ khoảng 1,5 chén trái cây và 2 chén rau mỗi ngày, mặc dù lượng sẽ khác nhau ở mỗi người nhưng đây là một khởi đầu tốt”, cô nói.

Protein đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và rất cần thiết để giúp làn da nứt nẻ và phồng rộp khỏe mạnh trở lại. Nhiều người nghĩ rằng họ đang nhận đủ protein nhưng thực tế thì không. Mức cho phép hàng ngày được đề xuất cho protein là 0,8 gam trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. 

Điểm mấu chốt: Những người bị bệnh chàm nên chọn thực phẩm chống viêm.

Họ cũng nên tập trung vào việc tránh những thứ kích thích để giúp giảm các triệu chứng của bệnh chàm.

Các chuyên gia dinh dưỡng Kimberlain và Mills đồng ý rằng dưới đây thực sự là một cách tiếp cận đơn giản với những điều cơ bản: cố gắng ăn nhiều loại trái cây và rau nhiều màu sắc, tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và quả hạch, đậu, nấu ăn với các loại thảo mộc và gia vị.


Bài viết được dịch từ thebeet.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 1

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.