Kiến Thức Ăn Chay Kiến thức cho Người lớn Tin Tức Ăn Chay

Các loại rau có lợi cho bệnh tiểu đường tuýp 2

5
(2)

Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 không bắt buộc bạn phải từ bỏ những món ăn yêu thích của mình. Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung nhiều loại rau trong chế độ ăn uống của mình vì chúng vừa ngon lại bổ dưỡng.

Không có thực phẩm nào là bị giới hạn hoàn toàn đối với căn bệnh này. Kiểm soát khẩu phần và lập kế hoạch ăn uống dinh dưỡng cho bệnh nhân là bí quyết cho một chế độ ăn uống lành mạnh.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, các loại rau tốt nhất nên ăn là những loại có chỉ số đường huyết (GI) thấp, hàm lượng chất xơ cao hoặc giàu nitrat giúp hạ huyết áp.

hyutyuety | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Các Loại Rau Có Lợi Cho Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2

Chỉ Số Đường Huyết Thấp

Giá trị GI được chỉ định cho một bữa ăn cho biết cơ thể hấp thụ glucose từ chúng nhanh như thế nào. Đường trong máu được cơ thể hấp thụ nhanh hơn đáng kể khi tiêu thụ thực phẩm có GI cao hơn so với khi tiêu thụ thực phẩm có GI thấp.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại rau có chỉ số đường huyết thấp để giảm thiểu lượng đường trong máu tăng lên. Không phải tất cả các loại rau đều thân thiện với căn bệnh này, vì một số loại sẽ có chỉ số đường huyết cao. Chẳng hạn, khoai tây luộc có giá trị GI là 78.

Điểm GI cho một số loại rau phổ biến là:

  • Đậu xanh đông lạnh đạt 39 điểm về chỉ số GI.
  • Cà rốt đạt 41 điểm khi đã luộc và 16 điểm khi còn tươi.
  • Bông cải xanh đạt 10 điểm.
  • Cà chua được 15 điểm.

Các loại rau có GI thấp có thể giúp ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến.

Các loại rau có GI thấp có thể giúp ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Các loại rau có GI thấp cũng an toàn cho những người bệnh tiểu đường, chẳng hạn như:

  • Atiso
  • Măng tây
  • Bông cải xanh
  • Bông cải trắng
  • Đậu xanh
  • Xà lách
  • Cà tím
  • Ớt
  • Đậu tuyết
  • Cải bó xôi
  • Cần tây

Điều quan trọng cần nhớ là GI chỉ định một giá trị tương đối cho từng mặt hàng thực phẩm, không phải mức đường cụ thể. Thuật ngữ “lượng đường huyết” dùng để chỉ lượng đường được cơ thể hấp thụ trong một khẩu phần bữa ăn.

Portion versus serving | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Hàm Lượng Nitrat Cao

Nitrat là các hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong một số loài thực vật. Một số nhà sản xuất sử dụng chúng như chất bảo quản trong thực phẩm.

Tiêu thụ thực phẩm giàu nitrat ở trạng thái tự nhiên có thể giúp giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe hệ tuần hoàn tổng quát. Bạn nên chọn những loại rau có hàm lượng nitrat tự nhiên cao, hơn là những loại có nitrat mà nhà sản xuất đã thêm vào trong quá trình chế biến.

Các loại rau giàu nitrat bao gồm:

  • Cải lông
  • Củ cải đường và nước ép củ cải đường
  • Xà lách
  • Cần tây
  • Đại hoàng

135596506 56a6b45a5f9b58b7d0e4623d | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Giàu Protein

Thực phẩm giàu protein giúp mọi người cảm thấy no lâu hơn, giảm nhu cầu ăn nhẹ giữa các bữa ăn.

Nhu cầu protein hàng ngày luôn thay đổi tùy theo thể trạng, giới tính và cường độ vận động của mỗi người. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có đánh giá chính xác nhất về nhu cầu protein hàng ngày.

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người tập thể hình và những ai có thể trạng cao lớn luôn cần nhiều protein hơn những người khác.

Các loại rau có hàm lượng protein cao hơn một số loại khác bao gồm:

  • Cải bó xôi
  • Cải thìa
  • Măng tây
  • Cải bẹ xanh
  • Bông cải xanh
  • Bắp cải tí hon
  • Bắp cải trắng

aliments riches en proteines vegetales | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Hàm Lượng Chất Xơ Dồi Dào

Rau là một phần của chế độ ăn kiêng nhằm kiểm soát đường huyết vì chúng chứa chất xơ có nguồn gốc từ thực phẩm tự nhiên, chứ không phải từ thực phẩm chức năng. Chất xơ có thể giúp giảm táo bón, giảm mức cholesterol xấu và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Theo Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ, lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày đối với phụ nữ là 25 gram (g) và đối với nam giới là 38 g.

Khuyến nghị này thay đổi tùy theo thể trạng của từng người, sức khỏe tổng quát và các cân nhắc có thể so sánh khác. Sau đây là các loại rau và trái cây có hàm lượng chất xơ dồi dào:

  • Cà rốt
  • Củ cải
  • Bông cải xanh
  • Bắp cải
  • Bắp cải brucxen
  • Đậu Hà Lan tách hạt

Fiber Rich Foods | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tại Sao Bạn Nên Chọn Rau?

Carbohydrate cung cấp cả dinh dưỡng và năng lượng là một lựa chọn bữa ăn bổ dưỡng và an toàn cho những người bệnh tiểu đường.

Cà rốt và các loại rau khác có chỉ số đường huyết (GI) từ thấp đến trung bình giúp tăng cường điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp ngăn ngừa tăng cân.

Củ cải đường và các bữa ăn giàu nitrat khác là một trong những loại rau lành mạnh nhất cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, những người cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn mức trung bình. Mặc dù có hàm lượng carbohydrate cao nhưng điều này vẫn đúng.

Bí quyết để quản lý thực phẩm hiệu quả là tăng tiêu thụ rau trong khi giảm tiêu thụ carbohydrate ở những nơi khác trong chế độ ăn, chẳng hạn như bánh mì hoặc đồ ăn nhẹ có đường.

Bệnh nhân tiểu đường nên tiêu thụ một lượng chất xơ và protein thích hợp. Nhiều loại rau xanh có lá sẫm màu bao gồm một lượng đáng kể chất xơ, protein và các yếu tố thiết yếu khác.

Chất xơ có thể hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu. Rau, trái cây, các loại hạt và các loại đậu đều có lượng chất xơ dồi dào. Rau có thể giúp duy trì mức cholesterol và huyết áp khỏe mạnh. Giống như trường hợp của protein, chất xơ có thể giúp mọi người cảm thấy no lâu hơn.

Rau là nguồn cung cấp carbohydrates tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Rau là nguồn cung cấp carbohydrates tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Chế Độ Ăn Chay hoặc Thuần Chay Khi Mắc Bệnh Tiểu Đường

Bệnh nhân tiểu đường có thể khó kiên trì chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay vì tình trạng bệnh của họ. Mặt khác, những người ăn thuần chay luôn kiêng cử những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, do đó họ đang thiếu hụt nguồn protein.

Một số thực phẩm thuần chay có thể cung cấp nhiều protein gồm:

  • Đậu lăng
  • Đậu gà
  • Đậu Hà Lan
  • Hạnh nhân
  • Hạt bí ngô
  • Hạt dền và hạt diêm mạch
  • Bánh mì Ezekiel
  • Sữa đậu nành
  • Đậu phụ và tương nén

Bệnh nhân tiểu đường đang ăn chay hoặc thuần chay vẫn có thể thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng. Ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, hạt và đậu lăng đều cung cấp nhiều protein với lượng calo thấp.

Có thể bạn quan tâm: Đậu Có Tốt Cho Bệnh Tiểu Đường Không?

man cooking fresh vegetables pan scaled 1 | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Thực Phẩm Lành Mạnh Cho Bệnh Tiểu Đường

Bất kỳ bữa ăn nào kết hợp nhiều thực phẩm như trên sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Để bữa ăn luôn được lành mạnh và tròn vị, bệnh nhân tiểu đường nên tránh nêm quá nhiều muối hoặc phụ thuộc vào các thực phẩm đóng gói sẵn, vì chúng chứa rất nhiều natri.

Tiêu thụ ít calo hơn cũng sẽ hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Lượng calo dư thừa có thể biến một bữa ăn giàu dinh dưỡng thành một yếu tố nguy cơ gây tăng cân và giảm độ nhạy insulin.

Bạn có thể thỏa mãn sở thích ăn ngọt trong khi vẫn kiểm soát sức khỏe của mình bằng cách cân bằng những món ăn không lành mạnh với các món lành mạnh. Thưởng thức một vài chiếc bánh quy mỗi tuần vẫn tốt nếu ăn kèm với chế độ ăn giàu chất xơ và thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Việc kết hợp các bữa ăn bổ dưỡng cùng rau củ sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Việc kết hợp các bữa ăn bổ dưỡng cùng rau củ sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Những bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện một chế độ ăn uống toàn diện. Bỏ qua một số bữa ăn thực sự có thể khiến chúng trở nên cám dỗ hơn đối với những người thèm ăn. Việc lựa chọn thực phẩm có thể trở nên khó khăn hơn và lượng đường huyết có thể tăng lên do điều này.

Rau là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, nhưng chúng chỉ là một thành phần của chế độ ăn kiêng thân thiện với bệnh tiểu đường.

Hầu hết mọi người nên ngừng ăn khoảng 2 – 3 giờ trước khi ngủ và kết hợp nhiều loại từ tất cả các nhóm thực phẩm, vì nhịn ăn trong 12 giờ hoặc lâu hơn vào ban đêm sẽ hỗ trợ kiểm soát glucose.

Nếu bạn bị tiểu đường, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lập một kế hoạch bữa ăn được cá nhân hóa để đảm bảo rằng bạn nhận được đủ chất dinh dưỡng với số lượng phù hợp.


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 2

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Thống kê bài: (Lượt đọc "214" lần trên ngày, số lần 1 xem mỗi tiếng)