Chất béo bão hòa hay đường? Điều gì tồi tệ hơn đối với bệnh tim?

0
(0)

Bạn nghĩ rằng mình đã giải quyết được vấn đề ăn uống để tránh hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách tránh xa chất béo bão hòa – loại “có hại” trong pho mát, trứng, sữa nguyên kem và thịt đỏ – một nghiên cứu thêm một nhân vật phản diện mới vào trò chơi chiến tranh chế độ ăn tốt cho tim: đường bổ sung.

Không ai nói rằng chất béo bão hòa là tốt để ăn nếu bệnh tim mạch xuất hiện trong gia đình bạn hoặc tệ hơn, các bác sĩ đã nói bạn cần giảm cholesterol. Nhưng nghiên cứu mới nhất này xác định đường là một mối đe dọa, bởi vì nó làm tăng chứng viêm, làm cho các tế bào hoạt động theo những cách không lành mạnh và có khả năng làm tăng cholesterol.

đường là một mối đe dọa, bởi vì nó làm tăng chứng viêm, làm cho các tế bào hoạt động theo những cách không lành mạnh và có khả năng làm tăng cholesterol.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, đặc biệt xem xét lợi ích của việc hạn chế đường bổ sung có trong khoai tây chiên, bánh quy giòn, bánh mì, mì ống và nước ngọt cũng như thực phẩm chế biến hoặc đóng gói, và không hề liên quan đến đường tự nhiên có trong trái cây, rau quả hoặc các loại đậu có tinh bột.

Các chế độ ăn ít carb có vẻ tốt hơn cho tim ngay cả khi nó có nghĩa là bạn ăn nhiều chất béo hơn, nhưng nghiên cứu mới này đặc biệt cho biết đường là một trong những thủ phạm lớn nhất trong cuộc chiến chống bệnh tim.

saturated fats 56a471143df78cf772826ad5

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Lượng đường nạp vào có liên quan như thế nào đến cholesterol?

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy lý thuyết về chất béo bão hòa có thể không thể giải thích đầy đủ cho các nhà nghiên cứu là những người ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa không hề phát triển bệnh tim mạch với tỷ lệ cao hơn so với những người không ăn.

Một đánh giá trên Tạp chí Học thuật Oxford đã xem xét các nghiên cứu quan sát và ngẫu nhiên có đối chứng và không tìm thấy mối liên hệ nhất quán giữa chế độ ăn uống chứa chất béo bão hòa và bệnh tim.

Tuy nhiên, bài báo mới này đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều đường bắt đầu có cholesterol LDL cao hơn, cũng như một loạt các dấu hiệu khác của bệnh tim mạch, bao gồm huyết áp cao và béo phì.

psoriasis and heart disease the hidden connection 1440x810 1

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Theo các tác giả, từ lâu người ta đã biết rằng chứng viêm có liên quan đến bệnh tim mạch. “Một lượng lớn bằng chứng ngày càng tăng đã chỉ ra tình trạng viêm mãn tính mức độ thấp là một yếu tố nguyên nhân trong sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch, hay dạng bệnh tim phổ biến nhất, và một số cơ chế gây ra những thay đổi bệnh lý đã được chứng minh là do các phản ứng viêm.”

Một nửa màng tế bào của bạn được tạo ra từ cholesterol bạn ăn, và những màng thẩm thấu này rất quan trọng đối với hoạt động bình thường của tế bào vì chúng hấp thụ nhiên liệu và oxy từ máu, trao đổi nó thành chất thải và cho phép nó được vận chuyển bằng máu.

Theo lý thuyết của Kolby, khi bạn ăn các loại thực phẩm lành mạnh có chứa các axit béo không bão hòa đa, có trong quả bơ, dầu thực vật như dầu ô liu, cũng như các loại hạt và quả hạch, màng tế bào phát triển dễ thẩm thấu hơn và hấp thụ nhiều cholesterol hơn để giúp nó ổn định. Đó là lý do tại sao các axit béo không bão hòa đa giúp giảm LDL hay còn gọi là cholesterol “xấu”.

mettet fett

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Nhưng khi chúng ta ăn thực phẩm chứa nhiều axit béo bão hòa, các màng tế bào đó sẽ trở nên kém thẩm thấu hơn và cần ít cholesterol hơn, do đó, nhiều cholesterol vẫn lưu thông trong máu

Cụ thể, nếu cơ thể thường xuyên tiếp xúc với chất béo bão hòa, trong pho mát, thịt đỏ và sữa nguyên kem, nó sẽ không đi đến đâu ngoài việc tạo ra các cặn vôi hóa nhỏ trong mạch máu, sau đó dẫn đến mảng bám, tắc nghẽn và các mạch máu cũng thu hẹp, có nghĩa là tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua động mạch đến tất cả các tế bào, làm tăng huyết áp và cả nguy cơ mắc bệnh tim.

Đây là lúc đường tiến vào.

Đường tinh luyện gây ra chứng viêm trong cơ thể, từ đó cản trở hoạt động bình thường của tế bào, Kolby giải thích. Viêm mãn tính dẫn đến sự phát triển của bệnh tim mạch. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng thực phẩm chế biến nhanh mà một người ăn có liên quan trực tiếp đến nguy cơ mắc bệnh tim. 

Trong một nghiên cứu quan sát lớn đã theo dõi hơn 105.000 người trong hơn 5 năm, ghi nhật ký thực phẩm của họ hàng ngày, việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch vành và mạch máu não cao hơn trong khi những người ăn thực phẩm ít chế biến nhất – thực phẩm có rủi ro thấp nhất.

sugar addiction houston

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Theo Kolby và các đồng tác giả của cô, “Các thành phần khác trong chế độ ăn, [ngoài chất béo bão hòa] như đường, tinh bột và các thành phần tinh chế khác” đã được nghiên cứu, có “khả năng ảnh hưởng lớn đến tương tác giữa chế độ ăn và hệ vi sinh vật.” 

Họ kết luận rằng chế độ ăn có cả chất béo không bão hòa đa từ dầu thực vật, quả hạch, hạt và thực phẩm thực vật giúp bù đắp tình trạng viêm nhiễm, chất béo bão hòa dư thừa và lipid trong máu.

Họ nói thêm rằng lượng chất béo không bão hòa đa có thể phòng chống bệnh tim, như một phần của chế độ ăn uống đa dạng. “Nếu được xác minh, mô hình của chúng tôi nói lên một cách tiếp cận khác đối với các khuyến nghị về chế độ ăn uống để ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, “cholesterol HDL tốt” và “cholesterol LDL xấu”.

pasted image 0 1

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Một bác sĩ tim mạch nổi tiếng đã cân nhắc

“Thỏa thuận chung rằng chế độ ăn nhiều đường bổ sung và carbohydrate tinh chế không có lợi cho sức khỏe chuyển hóa hoặc tim mạch. Cũng có sự đồng ý rằng chứng viêm thúc đẩy bệnh tật”, Tiến sĩ Joel Kahn, tác giả của The Plant-Based Solution và là người sáng lập Trung tâm Kahn về Tuổi thọ tim mạch ở Bingham Farms, Michigan. 

“Dữ liệu cho thấy chế độ ăn giàu cả chất béo bão hòa và đường có nguy cơ quay về với nghiên cứu của Ancel Keys, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu chính của Nghiên cứu Seven Countries Study, người đã chứng minh rằng bánh ngọt có thể nguy hiểm như thịt mỡ do sự kết hợp của đường và chất béo.”

Điểm mấu chốt: Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, hãy tránh xa đường bổ sung 

Tránh đường bổ sung và đảm bảo ăn nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu chất xơ có chứa chất béo lành mạnh như chất béo không bão hòa đa, omega-3 từ các loại hạt, quả hạch, dầu thực vật như bơ hoặc dầu ô liu. 

Bạn vẫn nên tránh chất béo bão hòa trong sữa, trứng, pho mát và thịt đỏ, nhưng khi giảm cholesterol, bạn cũng cần tránh xa đường bổ sung.


Bài viết được dịch từ thebeet.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.