Chế độ ăn dựa trên thực vật, chế độ ăn kiêng pescatarian và mức độ nghiêm trọng của COVID-19

4.5
(2)

Nghiên cứu chính thức từ 6 quốc gia Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ : “Chế độ ăn chay, chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật, chế độ ăn nhiều cá (pescatarian) và mức độ nghiêm trọng của COVID-19: Một nghiên cứu bệnh chứng dựa trên dân số tại sáu quốc gia phương Tây”. Ở sáu quốc gia trên, chế độ ăn dựa trên thực vật hoặc chế độ ăn nhiều cá (pescatarian) có liên quan đến tỷ lệ mắc COVID-19 từ mức độ trung bình đến thấp hơn. Những chế độ ăn kiêng này có thể được xem xét để bảo vệ chống lại COVID-19 thể nặng. Còn những người khai báo theo chế độ ăn ít carb, giàu protein (thực phẩm toàn phần) có nguy cơ phát triển các triệu chứng COVID-19 từ trung bình đến nghiêm trọng cao gấp 4 lần

Báo cáo khoa học mới nhất này được đăng tải trên tạp chí khoa học và dinh dưỡng hàng đầu thế giới BMJ NUrtrition tại CAMBBRIDGE Anh Quốc vào tháng 7/2021, chỉ số xác định vật thể NGHIÊN CỨU DOI SỐ HIỆU : bmjnph-2021-000272  dx.doi.org/10.1136/bmjnph-2021-000272 

veganfoodandcovid19
dx.doi.org/10.1136/bmjnph-2021-000272 

Tóm tắt

Cơ sở

Một số nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng một chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất dinh dưỡng có thể bảo vệ chống lại COVID-19 thể nặng. Tuy nhiên, không có một nghiên cứu nào trước đây nghiên cứu về mối liên quan giữa chế độ ăn kiêng, ăn chay và COVID-19.

Phương pháp 

Nhân viên y tế (viết tắt NVYT) từ sáu quốc gia (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ) có phơi nhiễm đáng kể với bệnh nhân COVID-19 đã hoàn thành khảo sát từ ngày 17/7/2020 – 25/9/2020. Những người tham gia cung cấp thông tin về đặc điểm nhân khẩu học, thông tin về chế độ ăn uống và kết quả COVID-19. Họ đã sử dụng các mô hình hồi quy đa biến để đánh giá mối liên quan giữa chế độ ăn tự khai báo và có bị nhiễm COVID-19 hay không, thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như thế nào.

Kết quả

Khảo sát cho thấy, 2.316 người tham gia không gặp bất kỳ triệu chứng COVID-19 nào hoặc không có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút, những người này đóng vai trò là nhóm đối chứng của nghiên cứu. 568 người còn lại hoặc có các triệu chứng thông thường với COVID-19 hoặc xét nghiệm PCR dương tính. Trong số này, 138 người triệu chứng COVID-19 mức độ trung bình đến nặng, số còn lại chỉ bị bệnh nhẹ hoặc rất nhẹ.

Sau khi điều chỉnh các yếu tố quan trọng gây nhiễu, những người tham gia khai báo theo chế độ ăn chay và chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật hoặc chế độ ăn nhiều cá có 73% (OR 0.27, 95% CI 0.10 đến 0.81) và 59% (OR 0.41, 95% CI 0.17 đến 0.99) tỷ lệ thấp hơn tương ứng với mức độ nhiễm COVID-19 nghiêm trọng từ trung bình đến nặng so với những người tham gia không tuân theo các chế độ ăn kiêng này.

So với những người tham gia khai báo theo chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật, những người khai báo theo chế độ ăn ít carb, giàu protein (thực phẩm toàn phần) có nguy cơ phát triển các triệu chứng COVID-19 từ trung bình đến nghiêm trọng cao gấp 4 lần (OR 3.86, KTC 95% 1.13 đến 13.24). Có thể nói, loại chế độ ăn uống được khai báo không ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm COVID-19 ban đầu.

Kết luận 
Ở sáu quốc gia, chế độ ăn dựa trên thực vật hoặc chế độ ăn nhiều cá (pescatarian) có liên quan đến tỷ lệ COVID-19 từ mức độ trung bình đến thấp hơn. Những chế độ ăn kiêng này có thể được xem xét để bảo vệ chống lại COVID-19 thể nặng.

Những gì bài báo này bổ sung

Trong 2884 nhân viên y tế tuyến đầu từ sáu quốc gia (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ), những người đã khai báo theo chế độ ăn dựa trên thực vật và chế độ ăn dựa trên thực vật hoặc chế độ ăn pescatarian có nhiều rau – đậu – hạt hơn và chế độ ăn thịt gia cầm – thịt đỏ và thịt chế biến ít hơn; tất cả có tỷ lệ nhiễm Covid-19 từ mức độ trung bình đến nặng thấp hơn lần lượt là 73% và 59%.

Chế độ ăn dựa trên thực vật hoặc chế độ ăn kiêng pescatarian là một chế độ ăn uống lành mạnh, có thể được xem xét để bảo vệ chống lại COVID-19 thể nặng

LỜI MỞ ĐẦU

Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong và tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới, được chứng minh bởi bệnh do Coronavirus 2019 (COVID-19) gần đây và các vụ dịch cúm theo mùa.

Trên toàn cầu, các bệnh đường hô hấp cấp tính được ước tính gây ra khoảng 2.4 triệu ca tử vong, ở mọi lứa tuổi, vào năm 2016. COVID-19 là một bệnh đường hô hấp do Coronavirus mới, SARS-CoV-2 gây ra, được tuyên bố là đại dịch bởi WHO vào ngày 11/3/2020.

Kể từ đó, một số biến thể mới của SARS-CoV-2 đã xuất hiện, làm tăng thêm gánh nặng lây nhiễm toàn cầu bất chấp các biện pháp y tế công cộng bao gồm trang bị bảo vệ cá nhân (PPE), giãn cách xã hội và rửa tay.

Nhân viên y tế (NVYT) điều trị bệnh nhân nhiễm bệnh COVID-19 tại các phòng khám y tế, phòng cấp cứu và bệnh viện đặc biệt dễ bị lây nhiễm do tỷ lệ phơi nhiễm cao. Mặc dù NVYT đang được tiêm chủng ở nhiều nước hiện nay, nhưng với sự xuất hiện của các biến thể mới và thách thức trong việc tiếp cận vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu, việc hiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến tính mẫn cảm với COVID-19 và diễn biến bệnh ở các bác sĩ và y tá có thể giúp phát triển các chiến lược hỗ trợ bảo vệ những người nhân viên này trong cả hiện tại và tương lai.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố nguy cơ không liên quan đến vệ sinh trong việc tạo ra tính mẫn cảm với bệnh vi-rút. Cụ thể, yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò then chốt đối với cả khả năng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng. Hơn nữa, họ đã biết rằng những người mắc bệnh nền bị ảnh hưởng không hề nhỏ đối với dịch COVID-19 và cả tỷ lệ tử vong. Béo phì, tiểu đường tuýp II, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp là những yếu tố nguy cơ gây ra tỉ lệ nhiễm COVID-19 nghiêm trọng.

Căn nguyên của những tình trạng này phần lớn là do dinh dưỡng kém và lựa chọn lối sống không thuận lợi (ví dụ ít hoạt động thể chất hoặc có hành vi lười vận động) có tỷ lệ phổ biến cao ở các nước phát triển về kinh tế, như Hoa Kỳ và Châu Âu. Tuy nhiên, các chiến lược dinh dưỡng cụ thể để hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu vẫn chưa được mô tả rõ ràng.

Hiểu được mối liên quan giữa các dạng ăn kiêng và bệnh tật liên quan đến COVID-19 có thể giúp chúng ta hiểu thêm về vai trò của dinh dưỡng đối với các bệnh do vi-rút gây ra. Sử dụng dữ liệu từ các bác sĩ và y tá có nguy cơ, họ nhắm vào việc đánh giá mối liên quan giữa chế độ ăn tự khai báo và phơi nhiễm COVID-19, mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng.

PHƯƠNG PHÁP

Nghiên cứu đề cương và nghiên cứu dân số

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu bệnh chứng COVID-19 với các bác sĩ và y tá tuyến đầu ở sáu quốc gia (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ) nhằm đánh giá các yếu tố dinh dưỡng với nguy cơ nhiễm COVID-19, mức độ nghiêm trọng và thời gian.

Họ tận dụng mạng lưới toàn cầu gồm các bác sĩ và y tá đã đăng ký trong mạng lưới “Khảo sát chăm sóc sức khỏe toàn cầu” để nghiên cứu thị trường chăm sóc sức khỏe, xác định các nhà cung cấp có mức độ phơi nhiễm cao và nguy cơ cao mắc bệnh giống COVID-19. Những người tham gia đã hoàn thành cuộc khảo sát từ ngày 17/7 – 25/9/2020. Chi tiết về thiết kế nghiên cứu và tính toán công suất đã được khai báo trong các ấn phẩm trước đây của họ.

Tóm lại, chúng tôi hướng đến mục đích tập hợp những người tham gia có tần suất tiếp xúc cao với những bệnh nhân Covid-19. Những người tham gia đã được kiểm tra sàng lọc về mức độ phơi nhiễm đáng kể với bệnh nhân mắc Covid-19, các chuyên khoa y tế ( ví dụ như: khoa nội, khoa cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt), cơ sở điều trị ( phòng cấp cứu, phòng chăm sóc đặc biệt, các phòng khoa khác của bệnh viện), sự hiện diện của các triệu chứng khi mắc Covid-19 và kết quả xét nghiệm Covid-19 dựa trên PCR hoặc kháng thể.


Những người tham gia không thể tham gia vào nghiên cứu nếu họ không thường xuyên tiếp xúc với những bệnh nhân Covid-19 ( được xác định là những bệnh nhân đáp ứng tiêu chí tiếp xúc mặt đối mặt trong phạm vi 6 feet (2m) trong khoảng thời gian lớn hơn hoặc bằng 10 phút, tổng hợp tất cả các lần gặp, trung bình phải ít hơn 5% tổng thời gian trong một ca làm việc điển hình) trừ khi họ có các triệu chứng nhiễm Covid-19 hoặc kết quả xét nghiệm dương tính biểu thị độ phơi nhiễm đáng kể với Covid-19.

Thêm vào đó những người làm việc trong các chuyên khoa y tế, các cơ sở điều trị không được xem là có nguy cơ cao sẽ không được tham gia vào cuộc nghiên cứu. Bảng câu hỏi sẽ được chấm dứt nếu phản hồi của những người tham gia về mức độ nghiêm trọng của bệnh không phù hợp với những mô tả về các triệu chứng của bệnh Covid-19. Chúng tôi đã tiến hành sàng lọc 7344 người đủ điều kiện và tổng số 4460 người tham gia không được xem là đáp ứng đủ điều kiện (hình ảnh bổ sung trực tuyến 1). Kết quả cho thấy, 2884 nhân viên y tế có tần suất tiếp xúc cao với bệnh nhân Covid-19 được coi là đủ tiêu chuẩn.

Mục tiêu tập hợp cho cuộc nghiên cứu hiện tại là 500 trường hợp và 2500 đối chứng (1000 người tham gia ở Hoa Kỳ và 400 người tham gia ở mỗi quốc gia châu Âu). Tại thời điểm nghiên cứu được đề ra, tỷ lệ hiện nhiễm Covid-19 thấp hơn rất nhiều so với các ước tính gần đây về tỉ lệ hiện nhiễm Covid-19 ( 1,8 triệu trường hợp tăng thêm vào tháng 4 năm 2020 so với 115 triệu trường hợp tăng lên trên toàn cầu vào tháng 3 năm 2021). Như dự đoán của chúng tôi, việc ghi danh các ca bệnh chậm hơn so với tiêu chuẩn, do đó, việc ghi danh các ca bệnh được ưu tiên.

[hình]
Các nhân viên y tế đã hoàn thành một bảng câu hỏi chi tiết trên nền tảng web với 100 câu hỏi. Chúng tôi đã thu thập thông tin về các đặc điểm nhân khẩu học cơ bản, tiền sử bệnh tật, các loại thuốc đang sử dụng, lối sống và các triệu chứng Covid-19 và một bảng câu hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm gồm 47 loại thực phẩm được điều chỉnh từ bảng câu hỏi đã được xác thực trước đó, điều đó cho phép chúng tôi nắm bắt các

[hình]
Các nhân viên y tế đã hoàn thành một bảng câu hỏi chi tiết trên nền tảng web với 100 câu hỏi. Chúng tôi đã thu thập thông tin về các đặc điểm nhân khẩu học cơ bản, tiền sử bệnh tật, các loại thuốc đang sử dụng, lối sống và các triệu chứng Covid-19 và một bảng câu hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm gồm 47 loại thực phẩm được điều chỉnh từ bảng câu hỏi đã được xác thực trước đó, điều đó cho phép chúng tôi nắm bắt các nhóm thực phẩm có mặt trong chế độ ăn của những người trả lời.

Những trường hợp nhiễm Covid-19 và đối chứng

Các trường hợp nhiễm Covid-19 được xác định là các trường hợp có triệu chứng (được định nghĩa là câu trả lời “có” cho những câu hỏi sau: “Kể từ khi tiếp xúc, bản thân bạn đã trải qua những triệu chứng tương đồng với chẩn đoán về bệnh Covid-19 chưa (sốt, ho, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác), hoặc các trường hợp không có triệu chứng (được định nghĩa là có kết quả dương tính với PCR hoặc xét nghiệm  kháng thể mà không có các triệu chứng Covid-19 như (sốt, ho, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác)).

Tiêu chuẩn so sánh được xác định là có kết quả âm tính và/hoặc không có các triệu chứng tương đồng với Covid-19.

Dựa trên các tiêu chuẩn này, có 568 trường hợp và 2316 đối chứng. Có 298 trường hợp được xác định  khi chúng tôi hạn chế với những người có kết quả dương tính với PCR hoặc xét nghiệm kháng thể. Chúng tôi đã lấy 568 trường hợp để tiến hành phân tích chính, bởi vì chúng tôi xem sự biểu hiện ra bên ngoài các triệu chứng là một tiêu chí quan trọng. Tại thời điểm nghiên cứu, các nhân viên y tế ở châu Âu và Hoa Kỳ có thể chưa tiếp cận một cách kịp thời và đầy đủ với các xét nghiệm Covid-19. Hơn nữa, kết quả xét nghiệm âm tính đối với kháng thể SARS-CoV-2 không thể chỉ ra rằng các nhân viên y tế không bị nhiễm Covid-19.

Mức độ nghiêm trọng và thời gian gặp phải triệu chứng của những trường hợp nhiễm Covid-19

Các trường hợp (có triệu chứng và không có triệu chứng, N = 568) được yêu cầu đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh Covid-19. Những người tham gia có năm lựa chọn:
(1) Rất nhẹ: không có triệu chứng hoặc gần như không có triệu chứng;

(2) Nhẹ: các triệu chứng (sốt dưới 38 ° C (không cần điều trị), có hoặc không ho, không khó thở, không thở hổn hển, không phát hiện hình ảnh bất thường về viêm phổi);

(3) Trung bình: (sốt, có các triệu chứng về hô hấp, và / hoặc các phát hiện hình ảnh về viêm phổi);

(4) Nặng: có bất kỳ biểu hiện nào sau đây— (a) suy hô hấp, nhịp hô hấp ≥ 30 lần/phút; (b) độ bão hòa oxy thấp <93% khi thư giãn; (c) tỉ lệ giữa phân áp oxy máu động mạch (PaO2) / nồng độ oxy trong khí hít vào (FiO2) ≤ 300 mm Hg; và

(5) Nguy hiểm: Suy hô hấp cần có sự hỗ trợ máy móc, phải nhập viện chăm sóc đặc biệt, sốc hoặc suy cơ quan khác ngoài phổi.

Tiêu chí này đã được sử dụng trong một nghiên cứu trước đây. Không có người tham gia nào chọn mức độ “nghiêm trọng” trong đánh giá về mức độ nghiêm trọng. Chúng tôi phân loại mức độ nghiêm trọng của các trường hợp là từ trung bình đến nặng và từ rất nhẹ đến nhẹ.

Sau đó, những người tham gia báo cáo số ngày họ gặp phải các triệu chứng của Covid-19 (“Bạn đã trải qua bao nhiêu ngày gặp phải các triệu chứng của Covid-19? Vui lòng trả lời từ ngày đầu tiên bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bạn hoàn toàn không có triệu chứng”).

Chúng tôi coi những người không có triệu chứng có thời gian có triệu chứng là 0 ngày. Chúng tôi so sánh thời gian của các trường hợp bằng cách chia đôi thời gian Covid-19 thành lớn hơn 14 ngày và nhỏ hơn bằng 14 ngày. Chúng tôi đã lấy 14 ngày, cho rằng 14 ngày là thời gian trung bình cho thời gian xuất hiện các triệu chứng đối với những người mắc bệnh Covid-19 từ trung bình đến nặng.

Các bảng chế độ ăn kiêng tự khai báo

Các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia chọn 1 trong số 11 chế độ ăn giống nhất với chế độ ăn của họ trong vòng một năm trước.

Những người này sau đó được xếp thành các nhóm, chẳng hạn như thực phẩm toàn phần (ít carb, giàu protein), chế độ ăn uống dựa trên thực vật, chế độ ăn keto, ăn chay, chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn kiêng pescatarian (bao gồm cá hoặc các động vật thủy sinh khác), chế độ ăn kiêng kiểu cổ điển, chế độ ăn uống ít chất béo, chế độ ăn uống ít carbohydrate, chế độ ăn kiêng giàu protein và các chế độ ăn kiêng khác không thuộc nhóm trên.

Trước khi phân tích, những nhà nghiên cứu đã lựa chọn các bảng ăn kiêng với đủ câu trả lời “Có” của ít nhất 100 cá nhân. Để tăng độ chính xác, họ đã phân tích ba bảng ăn kiêng sau khi kết hợp các bảng ăn kiêng có sự giống nhau về lượng thức ăn nạp vào và kết hợp chế độ ăn thực phẩm toàn phần, chế độ ăn dựa trên thực vật và chế độ ăn chay thành một loại (“Chế độ ăn dựa trên thực vật”, n=254).

[hình]
Sau đó, họ kết hợp chế độ ăn thực phẩm toàn phần, chế độ ăn dựa trên thực vật, chế độ ăn chay hoặc chế độ ăn kiêng pescatarian thành một danh mục khác (“Chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật hoặc chế độ ăn kiêng pescatarian”, n=294) để kiểm tra xem một loạt các chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật bao gồm các sản phẩm động vật có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của COVID-19 hay không.

Do số lượng trường hợp nhỏ (9 trường hợp COVID-19 từ trung bình đến nặng, 40 trường hợp COVID-19), các nhà nghiên cứu không thể phân tích chế độ ăn pescatarian một cách riêng biệt. Vậy nên họ đã sử dụng chế độ ăn dựa trên thực vật để bao gồm chế độ ăn dựa trên thực vật và chế độ ăn chay, vì ăn chay được coi là một tập hợp con của chế độ ăn dựa trên thực vật giúp giảm thiểu tiêu thụ các sản phẩm động vật (thịt, cá, sữa).

Cuối cùng, họ kết hợp chế độ ăn kiêng ít carbohydrate và chế độ ăn giàu protein vào một danh mục khác (“Chế độ ăn ít carbohydrate, giàu protein”, n=483) để đánh giá xem liệu những kiểu ăn kiêng này có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của COVID-19 hay không.

Để nghiên cứu chất lượng chế độ ăn của các nhóm thực phẩm trong số những người tham gia khai báo, những nhà nghiên cứu đã phân loại các mục trong bảng câu hỏi tần suất thực phẩm thành 22 nhóm thực phẩm dựa trên thành phần dinh dưỡng và sự tương đồng về ẩm thực.

Phân tích thống kê

Các nhà nghiên cứu tóm tắt các đặc điểm của tổng thể nghiên cứu theo tình trạng mức độ nghiêm trọng bằng cách sử dụng giá trị trung bình và SD cho các biến liên tục và phần trăm và tần số cho các biến phân loại.

Sau đó, họ kiểm tra lượng thực phẩm ăn vào giữa những cá nhân tuân theo và không tuân theo ba mô hình ăn kiêng khác nhau (“chế độ ăn dựa trên thực vật”, “chế độ ăn dựa trên thực vật hoặc chế độ ăn kiêng pescatarian” và “chế độ ăn ít carbohydrate, giàu protein”). Để so sánh sự khác biệt, họ sử dụng kiểm định χ2 cho các biến phân loại và phân tích phương sai cho các biến liên tục.

Đối với các phân tích chính, những nhà nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa chế độ ăn tự khai báo và mức độ nghiêm trọng của COVID-19 bằng cách sử dụng ba mô hình hồi quy đa biến.

Mô hình 1 được điều chỉnh theo độ tuổi, giới tính, chủng tộc/dân tộc và quốc gia. Mô hình 2 được điều chỉnh cho các hiệp biến trong mô hình 1 cũng như chuyên khoa y tế, tình trạng hút thuốc và hoạt động thể chất (OR và 95% CI từ mô hình này là kết quả chính).

Mô hình 3 cho các biến thứ ba được điều chỉnh trong mô hình 2 cũng như chỉ số khối cơ thể (BMI) và sự hiện diện của tình trạng sức khỏe (chẩn đoán bất kỳ tình trạng nào sau đây: tiểu đường, tiền tiểu đường, cholesterol cao, tăng huyết áp, bệnh mạch vành hoặc đau tim , suy tim, ung thư, tiền sử bệnh phổi, tiền sử nhiễm trùng phổi, thừa cân, hen suyễn hoặc bệnh tự miễn).

[hình]
Như các phân tích thứ cấp, họ đã sử dụng cùng một tập hợp các mô hình để so sánh giữa “Chế độ ăn dựa trên thực vật” với “Chế độ ăn ít carbohydrate, giàu protein” hay “Chế độ ăn dựa trên thực vật hoặc chế độ ăn pescatarian” với “Chế độ ăn ít carbohydrate, chế độ ăn giàu protein” có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của COVID-19 và điều tra mối liên quan giữa chế độ ăn tự khai báo với việc phơi nhiễm COVID-19 và thời gian nhiễm bệnh COVID-19.

Khi phân tích độ mẫn cảm, các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh bổ sung để tiếp cận với PPE (phương tiện phòng hộ cá nhân) và điều chỉnh bổ sung cho việc sử dụng thực phẩm bổ sung (vitamin tổng hợp/khoáng chất, axit folic/folate, vitamin A, vitamin B phức hợp, vitamin E, kẽm, N-acetyl-cysteine, choline) tại một thời điểm và đồng thời trong các mô hình cũng được điều chỉnh đầy đủ.

[hình]
Sử dụng thực phẩm chức năng được định nghĩa là sử dụng các chất bổ sung đơn lẻ nhiều hơn một lần mỗi tuần trong 12 tháng trước đó. Mặc dù việc nghiên cứu không đủ khả năng để nghiên cứu mối liên hệ giữa chế độ ăn tự khai báo và các trường hợp được xác định chỉ bằng xét nghiệm, các nhà nghiên cứu đã giới hạn các trường hợp với những người có xét nghiệm PCR hoặc kháng thể dương tính và lặp lại các phân tích của mình. Tất cả các phân tích được thực hiện bằng phần mềm thống kê Stata phiên bản 15 (StataCorp, College Station, Texas, USA).

KẾT QUẢ

Hơn 70% người tham gia nghiên cứu là nam giới và gần 95% người tham gia nghiên cứu là bác sĩ. Có thể dân số nghiên cứu của các nhà nghiên cứu có tỷ lệ cao là nam giới, vì họ có nhiều khả năng đang ở trong một cơ sở hành nghề và chuyên khoa có nguy cơ cao được xác định từ trước.

Trong số 568 trường hợp, 430 người tham gia có mức độ nghiêm trọng từ rất nhẹ đến nhẹ và 138 người có mức độ COVID-19 từ trung bình đến nặng. Nhân viên y tế (NVYT) ở Mỹ, Anh, Ý và Pháp có nhiều khả năng là các trường hợp từ trung bình đến nặng, hơn là các trường hợp rất nhẹ đến nhẹ. Nhiều đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới tính, chủng tộc/dân tộc), chuyên khoa y tế, tiền sử bệnh, tình trạng hút thuốc và chỉ số BMI không có sự khác biệt đáng kể theo mức độ nghiêm trọng của COVID-19. Nhân viên y tế có mức độ COVID-19 từ trung bình đến nặng vừa cho biết họ theo chế độ ăn thực vật hơn (8.6% đối với các trường hợp rất nhẹ và nhẹ so với 2.9% đối với các trường hợp từ trung bình đến nặng, p=0.02) nhưng số người có khả năng nhiễm nhiều hơn đã khai báo rằng họ theo chế độ ăn ít carbohydrate, giàu protein, tức là ăn thịt và ăn toàn phần ( chỉ có 2% cho các trường hợp rất nhẹ đến nhẹ và lên đến 21.7% cho các trường hợp vừa đến nặng, p = 0.04).

References

Báo cáo được dịch từ Anchay.vn , Trinh Lê
Mục đích chia sẻ kiến thức lan tỏa đến toàn cộng đồng người Việt, mọi thắc mắc bản quyền ấn phẩm khác được gửi về [email protected] và sẽ được xử lí trong vòng 1 tuần làm việc.

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 4.5 / 5. Số phiếu bầu: 2

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.