Chế độ ăn kiềm hóa thuần chay là gì và liệu nó có an toàn?

0
(0)

Chế độ ăn kiềm hóa là gì?

Hầu hết những người yêu thích chế độ ăn kiềm hóa đã được tiếp cận với ý tưởng này bởi một người đàn ông tên là Robert O. Young. Tác giả đã viết một số cuốn sách về dinh dưỡng và sức khỏe trong những năm 1990 và 2000, cuốn Phép màu pH, xuất bản vào năm 2002, đã thực sự thành công (kể từ đó, nó đã bán được hơn bốn triệu bản).

Trong cuốn sách, Young thúc đẩy cách tiếp cận có tính kiềm đối với thực phẩm và dinh dưỡng. Theo quan điểm của ông, một “môi trường axit” trong cơ thể con người tạo ra các bệnh, như ung thư, và bằng cách tạo ra một “môi trường kiềm” hơn thông qua thực phẩm, những căn bệnh này có thể được điều trị. Thực phẩm có tính kiềm bao gồm trái cây, các loại hạt, đậu và rau, trong khi thực phẩm có tính axit bao gồm thịt, cá, sữa và trứng. Những người theo chế độ ăn kiềm hóa thường kiểm tra độ pH trong nước tiểu của họ để đảm bảo cơ thể của họ “có tính kiềm”.

Young, được mệnh danh là “cha đẻ của chế độ ăn kiềm hóa”, rất tin tưởng vào phương pháp này, ông thậm chí còn cố gắng tự mình điều trị cho nhiều bệnh nhân ung thư tại một trang trại ở California (được gọi là pH Miracle Ranch).

Nhưng rõ ràng là: nghiên cứu khoa học không ủng hộ bất kỳ tuyên bố nào của Young. Và vào năm 2017, anh ta thậm chí còn bị kết án tù vì hành nghề y mà không có giấy phép.

Thực phẩm có tính kiềm bao gồm trái cây, các loại hạt, đậu và rau, trong khi thực phẩm có tính axit bao gồm thịt, cá, sữa và trứng. Những người theo chế độ ăn kiềm hóa thường kiểm tra độ pH trong nước tiểu của họ để đảm bảo cơ thể của họ “có tính kiềm”.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Lợi ích của chế độ ăn kiềm hóa

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh chế độ ăn kiềm hóa. Nhưng một trong những lý do khiến chế độ ăn này trở nên phổ biến là vì những loại thực phẩm mà nó khuyến khích, như trái cây và rau quả, thực sự bổ dưỡng, còn những thực phẩm mà chế độ này hạn chế, như thịt chế biến sẵn, thì không như vậy.

Nhưng lý do Chuyên gia dinh dưỡng Anthony DiMarino khẳng định rằng việc ủng hộ chế độ ăn kiềm hóa này là vô căn cứ. Rất đơn giản, chúng ta không cần phải lo lắng về độ pH khi nói đến thực phẩm.

“Cơ thể bạn là một cỗ máy thông minh. Nó tự điều chỉnh độ pH rất tốt,” ông nói với Cleveland Clinic. “Dạ dày của chúng ta có tính axit rất cao nên có thể phân hủy thức ăn. Da của chúng ta có độ pH mang tính axit nhẹ để phòng chống vi khuẩn. Phổi và thận hoạt động để loại bỏ chất thải của quá trình trao đổi chất và giữ cho độ pH trong cơ thể chúng ta luôn ở mức hợp lý.”

Bất kể chúng có tính kiềm hay không, trái cây và rau quả đều tốt cho sức khỏe vì chúng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Và không giống như chế độ ăn kiềm hóa, ngày càng có nhiều nghiên cứu ý tưởng rằng ăn một chế độ ăn giàu thực phẩm toàn phần từ thực vật là tốt cho chúng ta.

“Chế độ ăn kiềm hóa có thể giúp bạn khỏe mạnh,” DiMarino nói. “Nhưng không phải vì những lý do bạn nghĩ.” Ông nói thêm: “[Nó] khuyến khích thực phẩm nguyên chất, ít chế biến, đã được chứng minh là ngăn ngừa bệnh tật lâu dài, vì vậy, về khía cạnh này, chế độ ăn kiềm hóa có thể được coi là một mô hình ăn uống lành mạnh”.

alkaline diet 1 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Ăn một chế độ ăn thuần chay kiềm hóa

Nếu bạn chọn tuân theo chế độ ăn thuần chay kiềm hóa, điều quan trọng là phải đảm bảo bạn nhận đủ tất cả các chất dinh dưỡng phù hợp. Những người theo chế độ ăn kiêng này có nhiều quy tắc khác nhau về những gì họ có thể và không thể ăn, nhưng nhiều người sẽ tránh đậu lăng và một số loại ngũ cốc – vốn là những nguồn giàu protein từ thực vật – vì chúng “tạo axit”.

Điểm mấu chốt là: nếu bạn đang muốn thay đổi chế độ ăn uống, bạn phải luôn tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia dinh dưỡng trước tiên để đảm bảo bạn nhận đủ thông tin, đồng thời đảm bảo bạn sẽ không thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào.

The alkaline diet explained HN1835 1157774302 Sized | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm thuần chay có tính kiềm 

Bởi vì sự giàu dinh dưỡng tự nhiên của nhiều loại thực phẩm có tính kiềm thuần chay, việc tăng lượng tiêu thụ chúng sẽ không gây hại gì cho bạn (tất nhiên trừ trường hợp bạn bị dị ứng hoặc không thể dung nạp). Nếu bạn đang nghĩ đến việc ăn nhiều hơn những thực phẩm thuần chay có tính kiềm này, dưới đây là một vài gợi ý cho bạn.

Quả hạch

Các loại quả hạch thân thiện với chế độ ăn kiềm hóa có thể kể đến như đậu phộng, hạnh nhân, quả hồ đào và quả hồ trăn. Đây cũng là những nguồn protein thực vật tuyệt vời; chẳng hạn, chỉ 100 gam đậu phộng đã chứa 26 gam protein. Quả hạch cũng là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa tốt cho tim, cũng như sắt và vitamin E.

Hoa quả

Mặc dù nhiều loại trái cây, như chanh và cà chua, có chứa axit xitric, nhưng chúng vẫn được phép áp dụng chế độ ăn kiềm hóa. Điều này là do mặc dù chúng có tính axit, nhưng chúng không “tạo axit” trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm hơn vì bạn đang gặp tình trạng trào ngược axit, bạn nên cân nhắc khi dùng các loại hoa quả như cà chua tươi.

Nước ép trái cây không đường, chưa qua chế biến cũng được khuyến khích trong chế độ ăn kiềm hóa, hầu hết là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt, như vitamin C và kali.

1440 SS fruit feat | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Dầu dừa

Nhiều người theo chế độ ăn kiềm hóa sẽ chọn dầu dừa trong chế biến các món ăn. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là dầu dừa chứa một lượng lớn chất béo bão hòa.

Đại học Harvard lưu ý: “Hướng dẫn chế độ ăn uống hiện tại cho người Mỹ khuyên bạn không nên tiêu thụ quá 10% tổng lượng calo từ chất béo bão hòa”. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã đưa ra một khuyến nghị về sức khỏe trong việc thay thế chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống, bao gồm cả dầu dừa, bằng chất béo không bão hòa.

Hạt ngũ cốc

Một số ít ngũ cốc, nhưng không phải tất cả, được coi là có tính kiềm hóa tự nhiên. Theo Cleveland Clinic, gạo hoang, yến mạch và quinoa là những đại diện quen thuộc cho chế độ ăn này. Tất cả đều là nguồn cung cấp carbohydrate từ thực vật tốt, cũng như giàu hàm lượng chất xơ và protein.

coconut oil uses 1296x728 feature | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Cây họ đậu

Một số cây họ đậu, như đậu tây và đậu Hà Lan, là thực phẩm có tính kiềm. Và chúng cũng cực kỳ bổ dưỡng. Đậu tây là nguồn cung cấp sắt, cũng như phốt pho, kali, protein và chất xơ. Đậu Hà Lan cũng là một nguồn protein tốt bên cạnh vitamin C, chất xơ và kali.

Các loại hạt

Cả hạt chia và hạt lanh đều được phê duyệt cho chế độ ăn kiêng kiềm hóa. Đây là một tin tốt vì cả hai đều là nguồn cung cấp chất béo omega-3, cũng như carbohydrate, chất xơ, canxi và sắt.

Rau củ

Cả rau lá xanh, như rau bina và cải xoăn, và rau củ, như cà rốt và khoai lang, đều được khuyến khích trong chế độ ăn kiềm hóa. Tất cả đều là những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, bao gồm vitamin C, sắt, chất xơ và chất chống oxy hóa – những phân tử có khả năng sửa chữa các tế bào bị tổn thương trong cơ thể.


Bài viết được dịch từ vegnews.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Thống kê bài: (Lượt đọc "21" lần trên ngày, số lần 1 xem mỗi tiếng)
Thanks