Ăn chay không đúng cách làm tăng 20% nguy cơ ung thư vú

5
(1)
  • Chỉ số khối cơ thể và chế độ ăn uống đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư, tuy nhiên quy trình cụ thể vẫn chưa được biết rõ và được cho là do nhiều yếu tố.
  • Theo nghiên cứu mới đây, một chế độ ăn uống giàu trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh.
  • Một nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng nguy cơ ung thư vú có thể tăng lên ở những phụ nữ sau mãn kinh, khi họ có chế độ ăn uống “không đúng cách” với nhiều ngũ cốc tinh chế, nước ép trái cây, khoai tây và các loại thức ăn được chế biến sẵn có nguồn gốc từ thực vật.

Ăn chay có thể gây hại cho sức khỏe một người nếu họ thường xuyên ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn.

Ăn chay có thể gây hại cho sức khỏe một người nếu họ thường xuyên ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tỷ lệ ung thư của mỗi người bị ảnh hưởng bởi những gì họ ăn, uống và thói quen sinh hoạt. Theo Cancer Research UK, dù một số loại thực phẩm có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ mắc bệnh nhưng chế độ ăn uống tổng thể vẫn chiếm ưu thế hơn hết, vì nó giúp chúng ta duy trì cân nặng hợp lý.

Tuy nhiên, vẫn có bằng chứng thuyết phục rằng ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và chất xơ có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư và thịt chế biến sẵn lại là “chất gây ung thư đối với con người”.

Đặc biệt, chế độ ăn chay và thuần chay có thể mang lại nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe, vì chúng có liên quan đến việc cải thiện kết quả đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch.

Mối liên hệ giữa chế độ ăn chay và nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh là chủ đề của nghiên cứu mới đây tại Đại học Paris-Saclay.

Nghiên cứu đã được trình bày tại cuộc họp trực tuyến trực tiếp của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ năm 2022, được tổ chức từ ngày 14/6 đến ngày 16/6. Công trình được thực hiện dưới sự chỉ đạo của ứng viên Tiến sĩ Sanam Sha, nghiên cứu chất lượng của thực phẩm chay – cả lợi và hại – có thể liên quan đến nhiều kết quả sức khỏe khác nhau.

2020 09 01 Plant based diet main | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Không Phải Tất Cả Chế Độ Ăn Chú Trọng Thực Vật Đều Giống Nhau

Các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu từ hơn 65 000 phụ nữ từ nghiên cứu Etude Epidémiologique auprès de femmes de la Mutuelle Générale de l’E education Nationale (E3N) trong hơn hai thập kỷ.

Họ đã xác định và phân loại bệnh nhân ung thư vú dựa trên các dạng phụ thụ thể và mô học. Các bệnh nhân tự khai báo chế độ ăn chay của họ và nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá chúng là có lợi hoặc có hại đối với sức khỏe.

Họ đã ghi nhận gần 4.000 trường hợp ung thư vú trong suốt quá trình thử nghiệm. Kết quả cho thấy nguy cơ ung thư vú của những người tham gia càng giảm khi họ càng tuân thủ theo chế độ ăn uống chú trọng thực vật lành mạnh.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ thường xuyên có chế độ ăn uống chú trọng thực vật lành mạnh đã giảm được 14% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ngay cả khi nó có chứa thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Kết quả có thể áp dụng cho tất cả dạng phụ của ung thư vú.

Điều này trái ngược với nhóm phụ nữ có chế độ ăn chay không đúng cách, bao gồm các loại thực phẩm như nước ép trái cây, khoai tây và đồ tráng miệng. So với nhóm trên, nhóm này có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 20%.

Chế Độ Ăn Chú Trọng Thực Vật và Chế Độ Ăn Chay

Sha đã chia sẻ chi tiết với Medical News Today rằng:

“Chế độ ăn chú trọng thực vật thường được sử dụng để thay thế lẫn nhau giữa chế độ ăn chay hoặc thuần chay. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống chú trọng thực vật lành mạnh thường chứa nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, các loại đậu, trà và cà phê.

Tuy nhiên, chế độ ăn chay không đúng cách lại chú trọng thức ăn chủ yếu được chế biến / tinh chế có nguồn gốc từ thực vật như ngũ cốc tinh chế, nước ép trái cây, đồ ngọt / tráng miệng và khoai tây. Ở cả hai trường hợp, chế độ ăn uống vẫn có chứa một số thức ăn có nguồn gốc từ động vật.”

Có thể bạn quan tâm: Không Phải Tất Cả Chế Độ Ăn Chú Trọng Thực Vật Đều Giống Nhau

Veganism vegan | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Chế Độ Ăn Chú Trọng Thực Vật Lẫn Một Ít Động Vật

Khi bàn về kết quả nghiên cứu với MNT, Sha giải thích rằng: “Ăn nhiều thực phẩm thực vật có lợi cho sức khỏe mà không cần phải kiêng cử hoàn toàn thịt và thực phẩm động vật, vẫn có khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe và có thể ngăn ngừa ung thư vú.”

“Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng không phải tất cả các chế độ ăn chú trọng thực vật đều có lợi như nhau, điều này có thể gây sốc vì chế độ ăn nói không với thịt thường gắn liền với hình ảnh sức khỏe tích cực.”

— Tác giả chính Sanam Sha

Khi được hỏi liệu những phát hiện này có thể liên quan đến ung thư vú thời kỳ tiền mãn kinh hay không, Sha nói rằng do sự khác biệt trong quá trình phát triển của ung thư vú, họ không thể kết luận rằng kết quả tương tự có thể được áp dụng trên phụ nữ trong độ tuổi còn trẻ.

Cô cho biết điều tương tự cũng được áp dụng cho bệnh ung thư vú ở nam giới.

Cô nói thêm: “Mức độ nhạy cảm với bệnh ung thư là khác nhau tùy theo giới tính. Do đó, chúng tôi cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để điều tra mối liên hệ giữa chế độ ăn chú trọng thực vật và nguy cơ ung thư ở nam giới.”

diet and breast cancer risk 430445 v2 01 0ede322953b740aeb5078a444def535e | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Cần Có Một Nghiên Cứu Sâu Hơn

Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của cả chế độ ăn uống và chất lượng chế độ ăn uống đối với sức khỏe và nguy cơ ung thư vú.

Theo Sha: “Nghiên cứu nhấn mạnh việc tăng cường các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật có lợi và giảm các loại thực phẩm chay kém lành mạnh hơn, có thể giúp phụ nữ sau mãn kinh ngăn ngừa tất cả các dạng ung thư vú.”

Theo Sha, đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ và phát hiện của họ cho thấy rằng, một chế độ ăn kiêng chú trọng thức ăn có nguồn gốc thực vật lành mạnh có thể có lợi cho phụ nữ sau mãn kinh, khi họ đang có chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng.

Tuy nhiên, các quy trình cụ thể đằng sau mối liên hệ vẫn chưa được biết rõ. Khi nói về các bước tiếp theo cho công việc, Sha nói rõ rằng họ cần nhiều nghiên cứu hơn về các nhóm dân cư đa dạng ở các nước khác nhau để đánh giá tốt hơn nguy cơ này, cũng như các nguyên nhân tiềm ẩn của nó.

Cô nói thêm: “Những câu hỏi trọng tâm còn lại gồm có đánh giá các quy trình căn bản của các mối liên hệ được quan sát thấy giữa chế độ ăn chay có lợi lẫn hại và nguy cơ ung thư vú, chẳng hạn như chức năng trung gian của mức lưu thông của một số chất chuyển hóa nhất định hoặc nghiên cứu hệ vi sinh vật đường ruột.”

Ketogenic diet | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

“Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây từng cho rằng một chế độ ăn uống lành mạnh chú trọng thực vật có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác như tiểu đường và cao huyết áp. Do đó, có thể không bao giờ là quá muộn để hướng đến một chế độ ăn uống lành mạnh chú trọng thực vật.”

Sanam Sha

Không thể loại trừ rằng các yếu tố bên ngoài khác, chẳng hạn như tình trạng kinh tế xã hội, có thể đã ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu, nếu chúng không được điều chỉnh.

Fiona Osgun – Giám đốc thông tin y tế cấp cao tại Cancer Research UK, người không tham gia vào nghiên cứu, đã chia sẻ với MNT rằng: “Dù dữ liệu hiện có không cho thấy mối quan hệ giữa chế độ ăn kiêng và ung thư vú, nhưng một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung, chủ yếu bằng cách hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý.”

Cô nói thêm: “Bạn không cần phải ăn chay hoặc thuần chay để đạt được sức khỏe tối ưu, chỉ cần cố gắng ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên cám và thực phẩm giàu protein có lợi như các loại đậu, hoặc thịt gà tươi.”


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 1

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.