Thành phần từ đậu nành có thể hỗ trợ quá trình điều trị ung thư vú

0
(0)

Nghiên cứu mới nổi cho thấy rằng genistein, một thành phần của đậu nành, có thể bảo vệ một gen ngăn chặn sự phát triển của khối u ung thư.

Trước đây, một số thành phần của đậu nành có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm làm giảm các triệu chứng mãn kinh cấp tính như bốc hỏa.

Isoflavone, là các hợp chất giống như estrogen có nguồn gốc từ thực vật và có khả năng ảnh hưởng đến các thụ thể estrogen khi ăn vào, là cơ sở cho một số lợi ích này.

Isoflavone có nguồn gốc từ đậu nành cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ tái phát ung thư vú, mặc dù mức độ lợi ích của chúng vẫn đang được tranh luận và đánh giá.

Giờ đây, nghiên cứu mới từ Trung tâm Ung thư Đại học Arizona ở Tucson điều tra tiềm năng của genistein, một loại isoflavone trong cây họ đậu, để ngăn chặn sự phát triển của khối u ung thư vú.

Nghiên cứu được dẫn dắt bởi Drs. Donato F. Romagnolo và Ornella I. Selmin, người đưa ra giả thuyết rằng genistein có tác dụng bảo vệ BRCA1, một gen ức chế khối u.

Những phát hiện gần đây của các nhà nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Current Developments in Nutrition.

Genistein, một thành phần từ đậu nành, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp điều trị ung thư vú hiệu quả hơn không?

Genistein, một thành phần từ đậu nành, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp điều trị ung thư vú hiệu quả hơn không?

Nguồn ảnh minh họa: Internet

BRCA1 “Bất Hoạt” Làm Tăng Nguy Cơ Ung Thư

Tamoxifen, một chất chủ vận estrogen, thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa ung thư. Nó liên kết với các thụ thể estrogen để phát huy tác dụng của nó. Tuy nhiên, nhiều khối u ung thư vú âm tính với thụ thể estrogen, khiến liệu pháp nội tiết tố không hiệu quả vì những khối u này không biểu hiện thụ thể estrogen.

Ung thư vú bộ ba âm tính không chỉ thiếu thụ thể estrogen mà còn thiếu cả thụ thể progesterone và biểu hiện của một gen liên quan đến sự phát triển ung thư.

Theo Tiến sĩ Romagnolo, hiện tại không có phương pháp điều trị trúng đích cho ung thư vú âm ba.

Ung thư vú bộ ba âm tính có tiên lượng rất xấu, vì nó cực kỳ “hung dữ” và kháng lại phần lớn các phương pháp điều trị hiện có. Do đó, việc tìm ra cách giải quyết tình trạng thiếu thụ thể estrogen có thể mở ra những con đường mới để chống lại căn bệnh này.

Gen BRCA1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ung thư vú. Nó đóng một chức năng ức chế trong một hệ thống khỏe mạnh, ngăn chặn sự phát triển của các khối u ung thư. Khi BRCA1 bị rối loạn chức năng, tuyến phòng thủ đầu tiên của bệnh ung thư bị suy yếu.

Trong một số trường hợp khác, quá trình methyl hóa gen – một quá trình trong đó các nhóm methyl được thêm vào mã hóa di truyền – ảnh hưởng đến hoạt động BRCA1, khiến nó “bất hoạt”. Do đó, gen BRCA1 mất khả năng ngăn chặn sự phát triển của khối u.

Có thể bạn quan tâm: Thực Phẩm Dành Cho Người Mắc Ung Thư Vú Thể Bộ Ba Âm Tính

LBBC Podcast 4 fb twitter | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

BRCA1 Có Thể Được “Tái Kích Hoạt”?

Với mục đích của nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa thụ thể hydrocacbon thơm (AhR) – là một loại protein được kích hoạt bởi các yếu tố gây ung thư trong môi trường như khói thuốc lá – và BRCA1.

Họ quan sát thấy rằng AhR được kích hoạt sẽ làm bất hoạt BRCA1, khiến nó trở nên vô hại đối với các tế bào ung thư, từ đó khiến các khối u tự do phát triển và lan rộng.

Tiến sĩ Romagnolo cho biết thông thường, BRCA1 tương tác với thụ thể estrogen-alpha (ER-alpha). Tuy nhiên, khi BRCA1 bị “bất hoạt”, kết nối với ER-alpha cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, các loại thuốc thường hoạt động dựa trên tương tác BRCA1-ER-alpha – trong đó có tamoxifen – trở nên vô hiệu.

Do đó, Tiến sĩ Romagnolo và các đồng nghiệp của ông quan tâm đến việc xác định xem liệu họ có thể vô hiệu hóa tác dụng của AhR đã kích hoạt để khôi phục chức năng bình thường của BRCA1 hay không.

Thường Xuyên Tiêu Thụ Đậu Nành Có Liên Quan Đến Nguy Cơ Ung Thư Thấp Hơn

Đây là lúc genistein có nguồn gốc từ đậu nành phát huy tác dụng. Tiến sĩ Romagnolo lưu ý rằng việc tiêu thụ đều đặn các loại thực phẩm được làm từ đậu nành có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú, đây là một yếu tố manh mối quan trọng.

“Phụ nữ châu Á thường xuyên tiêu thụ đậu nành có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú. Đậu nành rất giàu genistein isoflavone, đã được chứng minh là có tác dụng ức chế quá trình methyl hóa DNA.”

— Tiến sĩ Donato F. Romagnolo

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm trong ống nghiệm bằng cách sử dụng các tế bào ung thư lấy từ các khối u vú ở người, và kết quả cho thấy rằng genistein có thể đạt hiệu quả trong việc “tái kích hoạt” gen BRCA1, như họ đã dự đoán từ trước.

Những nỗ lực ban đầu này đã khẳng định tiềm năng của genistein trong điều trị ung thư vú, cho phép BRCA1 tiếp tục hoạt động như một chất ức chế khối u và đổi mới sự tương tác giữa nó và ER-alpha. Điều này cũng sẽ cho phép tamoxifen hoạt động hiệu quả đối với các khối u ung thư.

iStock 000008901887 Large min e1474492403827 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Bước tiếp theo đối với Tiến sĩ Romagnolo và nhóm của ông là xem liệu họ có thể tái tạo những kết quả này trong các thí nghiệm in vivo trên chuột hay không, với kỳ vọng rằng nếu thành công, họ sẽ có thể tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở người.

Các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về tiềm năng của chế độ ăn chú trọng đậu nành để ngăn ngừa ung thư vú. Điều quan trọng là phải tìm ra những loại thực phẩm làm từ đậu nành, với số lượng bao nhiêu và tiêu thụ vào thời điểm nào trong đời sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ chống lại bệnh ung thư.

Mặt khác, họ cũng không biết liệu việc cho thai nhi tiếp xúc với genistein trong thai kỳ có thể mang lại lợi ích lâu dài cho đứa trẻ hay không.


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Thống kê bài: (Lượt đọc "16" lần trên ngày, số lần 1 xem mỗi tiếng)
Thanks