Ăn 1 cup hạt óc chó mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe tim mạch thông qua đường ruột

0
(0)
  • Vì hạt óc chó có lợi cho sức khỏe tim mạch nên các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Texas và Cao đẳng Juniata đã tiến hành một nghiên cứu để phân tích tác động của chúng đối với hệ vi sinh vật đường ruột.
  • Các nhà nghiên cứu tò mò liệu đường ruột có thể là nguồn gốc của những lợi ích về tim mạch của hạt óc chó hay không.
  • Các nhà nghiên cứu đã phân bổ chế độ ăn kiêng cho ba nhóm người, gồm một nhóm ăn toàn hạt óc chó, sau đó phân tích các mẫu sinh học từ mỗi người tham gia.
  • Phát hiện của họ cho thấy những người áp dụng chế độ ăn kiêng toàn hạt óc chó có hàm lượng axit amin L-homoarginine cao hơn trong ruột của họ.
  • Vì những người có lượng homoarginine thấp hơn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nên phát hiện này cho thấy có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống có liên quan đến đường ruột.

Mặc dù các nhà khoa học biết rằng có một số loại thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra như điều này xảy ra như thế nào và những loại thực phẩm nào khác có thể làm giảm nguy cơ tim mạch.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Texas ở Lubbock và Cao đẳng Juniata ở Huntingdon, Pennsylvania, muốn tìm hiểu thêm về cách hạt óc chó có thể hỗ trợ tim mạch và liệu điều này có bắt nguồn từ trong đường tiêu hóa hay không.

Họ đã tiến hành nghiên cứu của mình bằng cách phân tích biểu hiện bộ gen của hệ vi sinh vật ở những người tham gia đã hoặc không áp dụng chế độ ăn kiêng có chứa hạt óc chó.

Kết quả nghiên cứu này đã được trình bày tại Discover DMB, đây là cuộc họp thường niên của Hiệp hội Sinh hóa và Sinh học Phân tử Hoa Kỳ.

Ăn một cup hạt óc chó mỗi ngày giúp hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh.

Ăn một cup hạt óc chó mỗi ngày giúp hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh, nhưng vì sao chúng lại có thể?

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Thông Tin Sơ Bộ Về Sức Khỏe Tim Mạch

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) báo cáo rằng bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người Mỹ trưởng thành. Gần 700.000 ca tử vong vì bệnh tim mỗi năm.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, và dinh dưỡng chính là một trong những yếu tố quan trọng. Những người có chế độ ăn nhiều chất béo và cholesterol dễ mắc các bệnh có thể góp phần gây ra bệnh tim mạch.

Chế độ ăn ít chất béo, thịt nạc, ít đường và muối có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tránh xa thực phẩm chế biến sẵn hoặc những món chứa nhiều chất béo chuyển hóa cũng có thể có lợi. Viện Y tế Quốc gia (NIH) khuyến nghị các loại thực phẩm sau đây tốt cho tim mạch:

  • Rau củ
  • Trái cây
  • Ngũ cốc
  • Quả hạch

Nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều hạt, đặc biệt là hạt óc chó, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch của một người.

Vai Trò Của Hệ Vi Sinh Vật Đường Ruột

Một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh là điều cần thiết để có sức khỏe tối ưu. Hệ vi sinh vật đường ruột là một tập hợp các vi khuẩn cư trú trong hệ thống tiêu hóa. Theo một số ước tính, số lượng vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa của con người là 1013, xấp xỉ bằng số lượng tế bào của con người.

Vi khuẩn xấu đôi khi có thể phát triển nhiều hơn vi khuẩn tốt trong hệ vi sinh vật đường ruột vì những thay đổi do bệnh tật hoặc thói quen sinh hoạt.

NIH lưu ý: Hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người và có ảnh hưởng đến sự phát triển của các bệnh mãn tính như bệnh chuyển hóa, rối loạn tiêu hóa và ung thư đại trực tràng.

Có nhiều cách để cải thiện sức khỏe đường ruột, chẳng hạn như bổ sung men vi sinh để cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột. Sữa chua, rau củ ngâm chua và trà kombucha là những thực phẩm có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Heart Brain Gut | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Nghiên Cứu Mới Đã Thực Hiện Những ?

Các chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu này với trọng tâm là cách hạt óc chó tác động đến sức khỏe đường ruột và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Hạt óc chó có hàm lượng axit alpha-linolenic (ALA) cao hơn, điều này rất quan trọng vì ALA có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh và tim mạch.

Các chuyên gia đã phân tích dữ liệu từ 42 người tham gia nghiên cứu này. Tất cả họ đều có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Đầu tiên, những người tham gia đều tuân theo chế độ ăn kiêng truyền thống của phương Tây trong 2 tuần. Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống của họ bao gồm 50% carbohydrate, 16% protein và 34% chất béo.

Các nhà khoa học đã lấy mẫu phân để phân tích hệ vi sinh vật đường ruột của những người tham gia, sau đó xếp họ vào một trong ba nhóm.

Nhóm đầu tiên được gọi là “nhóm ăn kiêng với hạt óc chó”, gồm những người ăn 57 – 99 gam (g) hạt óc chó mỗi ngày, khoảng 1 cup.

Nhóm thứ hai ăn cùng một lượng axit alpha-linolenic, một loại axit béo omega-3 có trong hạt óc chó mà không ăn hạt óc chó. Đây là nhóm “chế độ ăn kiểm soát dành riêng cho hạt óc chó”.

Nhóm thứ ba được chỉ định thay thế ALA bằng axit oleic nhưng không ăn hạt óc chó. Nhóm này được chỉ định là nhóm “axit oleic thay thế ALA trong chế độ ăn không có hạt óc chó”.

Vào cuối giai đoạn ăn kiêng kéo dài 6 tuần, các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu phân từ những người tham gia và phân tích các mẫu bằng phương pháp siêu dữ liệu để xác định thành phần và chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột.

2022 05 12 How Does Stress Impact Your Gut 1 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Hạt Óc Chó, Sức Khỏe Tim Mạch và Đường Ruột

Sau khi thu thập các mẫu phân, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích di truyền của hệ vi sinh vật đường ruột từ mỗi nhóm. Họ có thể cho biết số lượng vi khuẩn cụ thể cao hay thấp.

Theo các nhà nghiên cứu, nhóm ăn hạt óc chó có lượng vi khuẩn Gordonibacter cao hơn. Vi khuẩn này chịu trách nhiệm chuyển hóa các hợp chất thực vật.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy nhóm ăn hạt óc chó có mức độ biểu hiện gen cao hơn trong các con đường liên quan đến axit amin L-homoarginine. Điều này rất quan trọng bởi vì những người có lượng homoarginine thấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

Ngoài ra, họ phát hiện ra rằng chỉ số rối loạn vi khuẩn của mỗi người – tỷ lệ giữa vi khuẩn xấu với vi khuẩn tốt – được cải thiện sau 6 tuần ăn kiêng.

Mặc dù số lượng người tham gia nghiên cứu còn khiêm tốn nhưng kết quả cho thấy việc điều chỉnh chế độ ăn uống tác động đến đường ruột có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Medical News Today đã có buổi phỏng vấn với Mansi Chandra, một nhà nghiên cứu đại học tại Juniata College, người sẽ thảo luận về những phát hiện này.

Theo Chandra: Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này sử dụng phương pháp siêu dữ liệu để đánh giá ảnh hưởng của việc tiêu thụ hạt óc chó đối với sự biểu hiện của gen vi khuẩn đường ruột.

“Kết quả của những nghiên cứu thăm dò này góp phần giúp chúng ta giúp hiểu rõ hơn về sự biến đổi của hệ vi sinh vật đường ruột của hạt óc chó, điều này có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ sức khỏe đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe tim nói chung như thế nào.

Mansi Chandra

the link between your gut and heart health 1440x810 1 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Giới Chuyên Môn Đã Nói Gì Về Điều Này?

Tiến sĩ John Higgins, giáo sư y học tim mạch tại Trường Y khoa McGovern tại UTHealth Houston, người không tham gia vào nghiên cứu, đã thảo luận về những phát hiện này với MNT như sau:

“Hạt óc chó là một nguồn axit béo omega-3 vượt trội, đặc biệt là axit alpha-linolenic và có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Chúng hỗ trợ giảm viêm, cải thiện cân bằng cholesterol, hạ huyết áp và giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch.”

Khi được hỏi về tầm quan trọng của nghiên cứu như vậy, Tiến sĩ Higgins cho biết: “Nó nhấn mạnh cách các hệ thống cơ quan được kết nối với nhau. Trong trường hợp này, hệ tiêu hóa và tim mạch có liên quan chặt chẽ. Một đường ruột khỏe mạnh là dấu hiệu của một trái tim khỏe mạnh!”

Ông nhận xét thêm: “Nghiên cứu này cho thấy rằng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và điều chỉnh thành phần và quá trình trao đổi chất của hệ vi sinh vật đường ruột, ví dụ như bắt đầu ăn một cup hạt óc chó mỗi ngày, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh tim mạch tốt hơn.”

Tuy nhiên, vị này lưu ý rằng: “Cần phải nghiên cứu thêm nếu muốn ăn với số lượng nhiều hơn.”

Tiến sĩ Ernst von Schwarz, bác sĩ tim mạch và giáo sư tại UCLA, người không tham gia vào nghiên cứu này, cũng đã thảo luận về chủ đề này với MNT.

Theo ông: Nghiên cứu ủng hộ quan điểm chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải là chế độ ăn tốt cho tim nhất, vì kiểu ăn kiêng này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có thể đẩy lùi chứng xơ vữa động mạch (vôi hóa/xơ cứng) trong các mạch máu của não, tim, thậm chí là cả cơ quan sinh dục.

Tiến sĩ von Schwarz tiếp tục: “Mặc dù chúng tôi nhận thức được những lợi ích lâu dài của chế độ ăn Địa Trung Hải, nhưng chúng tôi không cơ chế chính xác. Do đó, nghiên cứu này, cùng với những nghiên cứu khác, giúp chúng ta hiểu được các con đường sinh hóa tiềm năng bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm ăn kiêng, chẳng hạn như hạt óc chó.”

Có thể bạn quan tâm: Nghiên Cứu Mới Cho Thấy Ăn Hạt Óc Chó Có Thể Làm Giảm Huyết Áp

 

Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Thống kê bài: (Lượt đọc "31" lần trên ngày, số lần 1 xem mỗi tiếng)
Thanks