Cà tím và những lợi ích về mặt sức khỏe

5
(1)

Cà tím là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng. Loại cây ít calo này thường có trong chế độ ăn Địa Trung Hải.

Nhiều người trong chúng ta quen thuộc nhất với loại cà tím lớn và có màu tím sẫm, nhưng hình dạng, kích thước và màu sắc của chúng có thể thay đổi từ nhỏ và thuôn dài đến dài và mỏng, từ sắc tím sang trắng hoặc xanh lục.

Bài đăng này sẽ tập trung vào những lợi ích dinh dưỡng của cà tím truyền thống.

Cà tím rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa.

Cà tím rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Những Lợi Ích Của Cà Tím

Một khẩu phần cà tím có thể cung cấp ít nhất 5% nhu cầu hàng ngày của một người về chất xơ, đồng, mangan, B-6 và thiamine. Nó cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác.

Ngoài ra, cà tím còn là một nguồn hợp chất phenol hoạt động như chất chống oxy hóa.

Chất chống oxy hóa là những hợp chất hỗ trợ cơ thể đào thải các gốc tự do, đây là những phân tử không ổn định có thể gây tổn thương tế bào khi chúng tích tụ với số lượng lớn. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh lý.

Anthocyanin như nasunin, lutein và zeaxanthin là một trong những chất chống oxy hóa có trong cà tím.

Có thể bạn quan tâm: Chúng Ta Thực Sự Biết Gì Về Chất Chống Oxy Hóa?

Sức Khỏe Tim Mạch

Chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B-6 và chất chống oxy hóa trong cà tím đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Một phân tích xuất bản năm 2019 cho thấy rằng ăn thực phẩm có chứa một số flavonoid, bao gồm cả anthocyanin, giúp giảm các dấu hiệu viêm nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Một nghiên cứu năm 2013 phát hiện ra rằng những phụ nữ trung niên ăn hơn 3 phần quả việt quất và dâu tây mỗi tuần – nguồn cung cấp anthocyanin có lợi – đã giảm hơn 32% nguy cơ mắc bệnh tim so với những người ít ăn những loại trái cây này.

Trong một cuộc điều tra khác, các nhà nghiên cứu kết luận rằng những phụ nữ hấp thụ nhiều anthocyanin dường như có huyết áp thấp hơn đáng kể và ít bị xơ cứng động mạch hơn những người ít hấp thụ hợp chất này.

Cholesterol Trong Máu

Cà tím chứa chất xơ, điều này có thể có lợi cho cholesterol. Một cup cà tím nấu chín, có trọng lượng 96 gam (g), chứa khoảng 2.4 g chất xơ.

Kết quả nghiên cứu năm 2014 ở loài gặm nhấm chỉ ra rằng axit chlorogen, một chất chống oxy hóa chính trong cà tím, có thể làm giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp, hoặc cholesterol “xấu” và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Bệnh Ung Thư

Các polyphenol trong cà tím có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư. Anthocyanin và axit chlorogenic bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra. Về lâu dài, điều này có thể giúp ngăn chặn sự tăng sinh của khối u và sự lây lan của các tế bào ung thư.

Anthocyanin có thể giúp đạt được điều này bằng cách hạn chế sự hình thành các mạch máu mới trong khối u, giảm viêm và ức chế các enzym thúc đẩy sự lan rộng của tế bào ung thư.

Khả Năng Nhận Thức

Kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy nasunin, một loại anthocyanin trong vỏ cà tím, có thể giúp bảo vệ màng tế bào não khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra. Nasunin cũng giúp vận chuyển chất dinh dưỡng vào tế bào và chuyển chất thải ra ngoài.

Anthocyanin cũng giúp ngăn ngừa viêm thần kinh và tạo điều kiện cho máu lưu thông lên não. Điều này có thể giúp ngăn ngừa mất trí nhớ và nhiều triệu chứng khác của quá trình suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác.

Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nasunin có thể ức chế sự phân hủy lipid trong não, một quá trình có thể gây tổn thương tế bào.

Kiểm Soát Cân Nặng

Chất xơ có thể giúp mọi người kiểm soát cân nặng của họ. Một người theo chế độ ăn giàu chất xơ sẽ tránh được thói quen ăn uống ăn vô độ, vì nó có thể giúp họ cảm thấy no lâu hơn.

Cà tím chứa ít calo và nhiều chất xơ, vì vậy chúng có thể được đưa vào chế độ ăn kiêng lành mạnh ít calo. Tuy nhiên, cà tím có thể bị ngấm rất nhiều dầu khi chiên. Bất cứ ai muốn giảm cân nên chế biến món ăn này theo cách khác, chẳng hạn như nướng hoặc áp chảo.

Sức Khỏe Thị Lực

Cà tím cũng chứa các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin. Lutein dường như đóng một vai trò trong sức khỏe thị lực và nó có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do lão hóa, có thể dẫn đến mất thị lực ở người lớn tuổi.

types of eggplant vert | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Giá Trị Dinh Dưỡng

Đây là danh sách những chất dinh dưỡng có trong 1 cup, hoặc khoảng 96 gam, cà tím cắt khối đã nấu chín. Nó cũng chỉ ra lượng vitamin mà một người cần tiêu thụ hàng ngày. Tuy nhiên, nhu cầu của mọi người là khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính.

CHẤT DINH DƯỠNG

HÀM LƯỢNG TRONG
1 CUP CÀ TÍM
NHU CẦU MỖI NGÀY
DÀNH CHO NGƯỜI LỚN
Calo (kicalories) 33.6

1.000 – 3.000

Cacbohydrat (g)

8.29 trong đó có 3.04 đường 130
Chất xơ (g) 2.4

22.4 – 33.6

Magiê (mg)

10.6 310 – 420
Phốt pho (mg) 14.4

700 – 1.250

Kali (mg)

117 4.700
Folat 13.4

400

Cholin (mg)

8.93 400 – 550
Beta caroten (mcg) 21.1

Không có dữ liệu

seasonalcook eggplantopener | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Mẹo Chế Biến Cà Tím

Cà tím phải chắc và cầm hơi nặng tay so với kích thước của chúng, vỏ phải nhẵn bóng và có màu tím đậm. Không chọn những quả bị khô héo, bầm tím hoặc có màu lạ. Bảo quản chúng trong tủ lạnh cho đến khi lấy ra sử dụng. Giữ nguyên vỏ sẽ giúp chúng tươi lâu hơn.

Khi cắt cà tím, hãy sử dụng dao bằng thép không gỉ, không phải thép carbon, để ngăn phản ứng hóa học thực vật có thể khiến chúng bị thâm.

Cà tím có thể có vị hơi đắng. Ướp cà tím với muối sẽ hút bớt độ ẩm và một số hợp chất gây đắng, cuối cùng làm cho thịt mềm hơn. Để làm điều này:

  • Cắt cà tím thành lát, khối, dải hoặc nửa và đặt chúng lên thớt
  • Áo đều các mặt với ít muối
  • Sau khoảng 30 phút, rửa sạch muối và thấm khô miếng cà
  • Chiên, nướng, áp chảo, đút lò hoặc hấp đều được
  • Mẹo này cũng giúp làm giảm quá trình cà ngấm dầu trong khi nấu.

Rủi Ro Cần Lưu Ý

Một số người không nên ăn quá nhiều cà tím.

Nasunin và Hấp Thu Sắt

Nasunin, một hóa chất thực vật trong cà tím, liên kết với sắt và loại bỏ nó khỏi tế bào. Quy trình này, được gọi là thải sắt, có thể có lợi cho những người có lượng sắt trong máu quá cao.

Trong khi đó, những người có lượng sắt thấp không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nasunin.

Ngộ Độc Solanine

Cà tím là một thành viên thuộc họ Nightshade. Những loại rau củ này có chứa alkaloid, bao gồm cả solanine, có thể gây độc. Solanine bảo vệ những cây này khi chúng đang trong giai đoạn phát triển.

Ăn lá hoặc củ của những loài cây này có thể dẫn đến các triệu chứng như nóng rát cổ họng, buồn nôn và nôn, rối loạn nhịp tim. Phản ứng có thể gây tử vong.

Mọi người thường có nguy cơ ngộ độc solanine cao nhất nếu họ ăn khoai tây đã chuyển sang màu xanh. Cà tím chứa hàm lượng solanine không đáng kể và ăn một lượng từ thấp đến trung bình sẽ không gây phản ứng đáng lo ngại.

Dị Ứng Cà Tím

Trong một số ít trường hợp, một hoặc nhiều hợp chất gây ra phản ứng dị ứng. Nguyên nhân chính dường như là một loại protein chuyển hóa lipid trong thực vật.

Các triệu chứng của phản ứng có thể bao gồm nổi mề đay, sưng phù và khó thở. Bất kỳ ai gặp phải những triệu chứng này đều cần được trợ giúp y tế khẩn cấp, vì họ có thể bị sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng.

Oxalat và Sỏi Thận

Cà tím có chứa oxalate, mặc dù chúng có ít hơn hầu hết các loại trái cây và rau củ. Oxalat có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận ở một số người dễ hấp thụ oxalat. Sỏi thận có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Thực phẩm có chứa oxalate, chẳng hạn như cà tím, có thể không phù hợp với những người dễ bị sỏi thận. Bất cứ ai mắc bệnh này nên hạn chế ăn thực phẩm có chứa oxalat.

A699 photo final | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tổng Kết

Cà tím có thể là một nguyên liệu bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây và rau củ.

Một số người thấy cà tím có vị đắng khó chịu do chứa chất polyphenol. Một số mẹo cùng nhiều loại gia vị và phương pháp nấu ăn khác nhau có thể giúp ích cho điều này. Ăn cà tím nói chung là an toàn và được nhiều người yêu thích.


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 1

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Thống kê bài: (Lượt đọc "26" lần trên ngày, số lần 1 xem mỗi tiếng)
Thanks