Quả la hán còn được gọi là la hán quả hay quả mộc miết, chúng là một loại trái cây đặc sản của Trung Quốc và được đặt tên theo những nhà sư đầu tiên trồng nên chúng. Từ xa xưa, người ta đã sử dụng loại quả này để nấu nước uống thanh nhiệt và chữa bệnh.
La hán quả đã trở nên phổ biến đối với những ai đang tìm kiếm cho bản thân một chế độ ăn kiêng ít đường, đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường.
Loại quả này có thể mang đến một số công dụng hữu ích cho những người luôn đặt lợi ích sức khỏe lên hàng đầu, dù thực tế rằng chúng không hẳn là loại trái cây hấp dẫn về mặt thị giác nhất.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Đây Là Loại Quả Gì?
La hán quả là một loại quả nhỏ hình cầu, có nguồn gốc từ khu vực phía Nam Trung Quốc. Các nhà sản xuất gần đây đã tập trung vào tiềm năng của chúng như một chất làm ngọt, mặc dù thực tế là loại quả này đã được sử dụng hàng thiên niên kỷ trong nền y học cổ truyền phương Đông.
Phiên bản sấy khô của loại quả này đã được các công ty chế biến thành một chất làm ngọt không chứa calo, cũng như bất kỳ carbohydrate nào. Chúng ngọt hơn đường ăn khoảng 250 lần nhưng không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
La hán quả rất giàu các hợp chất được gọi là mogrosides, chúng là thành phần tạo nên vị ngọt đậm đà đặc trưng của loại quả này.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cho phép sử dụng la hán quả trong chế biến thực phẩm và đồ uống vì chúng được xem là an toàn cho tất cả người tiêu dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai lẫn trẻ em.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Lợi Ích Của La Hán Quả
Không những vậy loại quả này còn là một vị thuốc Đông y có rất nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là:
Hỗ Trợ Ngừa Béo Phì
Do la hán quả có chứa hàm lượng calo, carbohydrate hoặc chất béo rất thấp nên điều này đặc biệt có lợi cho người bị béo phì hoặc tiểu đường. Người bình thường khi sử dụng cũng có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm trên.
Vị ngọt tự nhiên trong loại quả này có thể thay thế cho đường khi chế biến một số loại đồ ăn và thức uống. Mọi người cũng có thể tạo vị ngọt những món ăn nhẹ hoặc tráng miệng có hàm lượng calo thấp bằng cách sử dụng loại quả này.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
An Toàn Cho Bệnh Nhân Tiểu Đường
La hán quả có thể hỗ trợ làm giảm hàm lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Nhờ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, người tiêu dùng nên hiểu rõ về nhãn mác thành phần để đảm bảo rằng sản phẩm của họ không chứa đường hay bất kỳ hợp chất nào khác có thể ảnh hưởng đến độ nhạy insulin.
Có thể bạn quan tâm: Trái Cây Tươi Có Thể Ngăn Ngừa Bệnh Tiểu Đường Và Các Biến Chứng Liên Quan
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Đặc Tính Kháng Viêm
Các đặc tính chống oxy hóa của mogroside trong trái nhàu bảo vệ tế bào khỏi tác hại do các gốc tự do gây ra. Thương tổn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nhiễm, do đó quả tỳ bà cũng có tác dụng kháng viêm.
Mặc dù thực tế là viêm là cơ chế tự chữa lành tự nhiên của cơ thể, nhưng viêm mãn tính có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe. Những tình trạng này bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, viêm khớp, tiểu đường và các vấn đề tiêu hóa như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Đặc Tính Ngừa Ung Thư
Các hoạt chất chống ung thư có thể được tìm thấy trong quả la hán, theo một số nghiên cứu sơ bộ nhất định.
Một nghiên cứu năm 2016 phát hiện ra rằng chiết xuất từ la hán quả có thể ức chế sự tiến triển của ung thư đại trực tràng và ung thư vòm họng. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng la hán quả có thể được ví như một loại thực phẩm chức năng giúp mang lại những lợi ích vượt trội hơn so với các phương pháp điều trị truyền thống.
Các đặc tính chống oxy hóa của mogroside có thể giúp giảm thiểu thương tổn DNA do các gốc tự do gây ra, một trong những nguyên nhân mà các chuyên gia cho rằng chúng có liên quan đến sự khởi phát của căn bệnh ung thư.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Phòng Ngừa Nhiễm Khuẩn
Tình trạng kháng thuốc kháng sinh là một mối quan tâm ngày càng phổ biến.
Nếu một bệnh nhân bị bệnh do vi khuẩn kháng lại các loại thuốc kháng sinh thông thường, các bác sĩ có thể gặp khó khăn trong quá trình điều trị. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh là một yếu tố góp phần gây ra những bệnh nhiễm trùng này.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng la hán quả có thể có đặc tính kháng sinh. Ngoài ra, còn có những nghiên cứu cho thấy vị thuốc này cũng có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng do nấm candida. Loại nấm men này có thể gây tưa miệng nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác, kể cả hệ tiêu hóa.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Cách Sử Dụng La Hán Quả
Vị thuốc này có thời hạn sử dụng rất ngắn. Mọi người có thể tìm thấy phiên bản sấy khô của chúng hoặc trà la hán quả tại các cửa hàng tạp hóa ở châu Á hoặc những cơ sở hiệu thuốc Đông y.
Vị ngọt tự nhiên từ la hán quả có thể được sử dụng như một chất để thay thế đường trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như:
- Trà và cà phê
- Nước chanh, sinh tố và nước ép trái cây
- Làm sốt và nước xốt salad
- Kem và sữa chua đông lạnh
- Cháo bột yến mạch
- Bánh Mousse và kem trang trí
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Nói chung, dùng la hán quả để tạo vị ngọt là một phương án chưa thực sự phù hợp để thay thế trong những món bánh nướng cần sử dụng đường để làm nền và kết cấu.
La hán quả có thể được sử dụng làm chất tạo ngọt trong tương lai. Mặc dù vậy, chất tạo ngọt từ loại quả này lại tốn kém chi phí và sự chuẩn bị hơn so với các sản phẩm tương tự.
Có lẽ sẽ có ít sự lựa chọn dành cho quả la hán trong các siêu thị tại Hoa Kỳ hơn là những loại trái cây ít tốn kém và được biết đến nhiều hơn.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Tổng Kết
La hán quả là một loại trái cây đặc sản ở Trung Quốc, chúng là một chất tạo ngọt phổ biến được tìm thấy trong các siêu thị tại Hoa Kỳ.
Do loại quả này ngọt hơn đường gấp 250 lần và không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nên chúng là một sự thay thế tuyệt vời cho những ai muốn giảm lượng đường nạp vào cơ thể.
La hán quả dường như có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn để chứng minh toàn bộ phạm vi ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe.
Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com
Dịch giả Trinh Lê