Nước tương dừa và những lợi ích về mặt sức khỏe

0
(0)

Nước tương dừa là một loại nước sốt màu nâu sẫm được lên men từ nước dừa tươi và muối biển. Nó có thể sở hữu nhiều đặc tính như chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn, được dùng như một nguyên liệu thay thế lành mạnh hơn cho nước tương.

Nước tương dừa có vị tương tự như đậu nành nhưng ngọt hơn một chút. Mặc dù có tên gọi như vậy nhưng nó không có vị dừa mà lại có vị umami, một loại hương vị ngọt dịu thanh mát đặc trưng.

Những người bị dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm có thể sử dụng loại nước sốt này để thay thế cho nước tương vì nó không chứa đậu nành, lúa mì hoặc gluten.

Ở nội dung sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nước tương dừa là gì và những lợi ích sức khỏe tiềm năng  của nó. Ngoài ra, bài đăng còn đề cập cách sử dụng loại nước sốt này trong nấu ăn và gợi ý những lựa chọn thay thế cho những người không muốn sử dụng nó.

Nước Tương Dừa Là Gì?

Đây là một loại gia vị dùng để tăng thêm hương vị cho món ăn, nó còn được gọi là coconut aminos. Để tạo ra nước sốt, người ta thu hoạch mật hoa từ những nụ hoa chưa nở của cây dừa, kết hợp với muối và để cho nó lên men.

Do chứa carbohydrate tự nhiên nên nước tương dừa có vị ít mặn hơn và hơi ngọt hơn so với nước tương nhạt. Trong nấu nướng, mọi người có thể thay nước tương bằng nước tương dừa mà vẫn giữ được vị umami.

coconut aminos spoon sauce header 1024x575 1 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Lợi Ích Của Nước Tương Dừa

Thực phẩm lên men ngày càng trở nên phổ biến và có liên quan đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2019 kết luận rằng không có đủ bằng chứng để xác định liệu thực phẩm lên men có ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột hay không.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dầu dừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh tim và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu về tác dụng cụ thể của nước tương dừa vẫn chưa đầy đủ.

Theo các nghiên cứu được trích dẫn trong một bài báo vào năm 2015 về cây dừa, loại quả này có những lợi ích sức khỏe sau:

  • kháng viêm
  • chống oxy hóa
  • kháng khuẩn
  • trị nấm
  • ngừa ung thư

Ngoài ra, nước tương dừa còn có nhiều lợi ích tiềm năng khác như:

Không Gây Dị Ứng

Nước tương dừa không gây dị ứng. Nó không chứa lúa mì, gluten hoặc đậu nành, vì vậy nó phù hợp cho những người đang kiêng những thành phần này.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu năm 2021, những người dị ứng đậu nành cũng có thể nhạy cảm với dừa và hạt óc chó.

Ít Muối Hơn Nước Tương

Dietary Guidelines for Americans (DGA) khuyên mọi người hạn chế natri dưới 2.300 miligam (mg) mỗi ngày, khoảng 1 thìa cà phê. Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) nói rằng hầu hết người Mỹ ăn nhiều hơn thế. Họ ước tính rằng mọi người ăn khoảng 3.400 mg mỗi ngày.

DGA ước tính rằng gia vị và nước thịt chiếm khoảng 3% lượng natri hàng ngày của một người. Chọn các loại muối hoặc hương liệu thay thế có hàm lượng muối thấp hơn có thể giúp giảm natri trong chế độ ăn uống.

Nước tương dừa không phải là ít muối, nhưng nó chứa ít hơn nước tương. Hàm lượng natri rất khác nhau tùy theo nhãn hiệu, từ 66 – 160 mg trên mỗi thìa cà phê 5 ml, tức là khoảng 2 – 5% giới hạn khuyến nghị hàng ngày. Trong khi đó, nước tương chứa khoảng 300 mg mỗi thìa cà phê.

Có Chứa Axit Amin

Đúng như tên gọi, nước tương dừa chứa nhiều loại axit amin, đó là những yếu tố nền tảng cơ bản của protein. Chúng cần thiết cho quá trình phát triển cơ bắp và sản xuất hormone trong cơ thể.

Lượng axit amin là khác nhau tùy theo nhãn hiệu nước tương dừa. Một người có thể tiêu thụ nhiều axit amin hơn từ những loại thực phẩm như:

  • trứng
  • sản phẩm từ sữa
  • các loại ngũ cốc
  • rau

Nhược Điểm Của Nước Tương Dừa

Dưới đây là một số nhược điểm của nước tương dừa:

  • Nước tương dừa thường có giá thành cao hơn nước tương và không được bày bán rộng rãi.
  • Mặc dù có ít muối hơn đậu nành, nhưng nước tương dừa vẫn là một loại gia vị có độ mặn cao.
  • Nước tương dừa không chứa quá nhiều vitamin hay khoáng chất, càng không phải là thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Về hương vị, nước tương dừa có vị ngọt dịu và thanh mát hơn so với đậu nành, và việc lựa chọn sử dụng nó có thể tùy thuộc vào sở thích cá nhân.

Nước tương dừa là một loại nước sốt màu nâu sẫm được lên men từ nước cốt dừa và muối biển.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Cách Sử Dụng Nước Tương Dừa

Một số người sử dụng nước tương dừa để thay thế trực tiếp cho nước tương. Hương vị của nó ngọt hơn đậu nành, ít mặn hơn và cũng ít nồng hơn, vì vậy các món ăn có thể không có hương vị hoàn toàn giống nhau.

Nước tương dừa làm tăng hương vị của cơm, mì và rau. Ngoài ra, nó có thể được sử dụng như một loại nước xốt hoặc nước chấm.

Một Số Loại Gia Vị Khác Có Thể Thay Thế Nước Tương

Mọi người có thể chọn không sử dụng nước tương trong lúc chế biến, nhưng vẫn muốn món ăn có hương vị đậm đà. Những loại gia vị sau đây có thể thích hợp để thay thế:

  • Liquid Aminos: Loại nước sốt gia vị không chứa muối này được làm từ đậu nành và nước và được cho là một sự thay thế lành mạnh cho nước tương.
  • Nước mắm: Đây là một loại gia vị có độ mặn cao, có hương vị đậm đà giúp tăng thêm vị umami cho món ăn. Nó được làm từ cá lên men, mặc dù đôi khi cũng được làm từ tôm.
  • Nước sốt Worrouershire: Đây là loại nước sốt của Anh được làm bằng cách lên men cá cơm với giấm, đường và gia vị. Nó không mặn như đậu nành, nhưng vẫn có hương vị thơm ngon.

what are coconut aminos 3376806 b7bece2b8e7c495c9183f40dd286558b | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tổng Kết

Nước tương dừa là một thành phần hương liệu được sử dụng trong các món ăn lấy cảm hứng từ châu Á. Nó cũng giống như nước tương, nhưng thường có màu nhạt hơn và hương vị thanh hơn.

Những người thích hương vị có thể thay thế nước tương bằng nước tương dừa trong các công thức nấu ăn, giúp làm giảm hàm lượng muối tổng thể của món ăn.

Nước tương dừa thích hợp cho người ăn chay, thuần chay và đại đa số những người bị dị ứng đậu nành hoặc gluten.

Có thể bạn quan tâm: Giảm 1 gam muối mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.