Quả hồng được xem là sản vật quốc gia ở đất nước Mặt trời mọc. Mùa hồng thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 và loại quả này là nguồn cung cấp kali, phốt pho và vitamin C vượt trội.
Bài viết này sẽ đề cập đến phân loại và ưu điểm của quả hồng, cũng như giá trị dinh dưỡng và cách kết hợp chúng vào chế độ ăn kiêng.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Phân Loại Quả Hồng
Có hai loại hồng, đó là hồng Á và hồng Mỹ. Hồng Mỹ (Diospyros virginiana) đã được người bản địa sử dụng trong nhiều thế kỷ, dưới dạng trái cây sấy khô hoặc nướng thành bánh mì. Hồng Mỹ thường mọc hoang, trái ngược với hồng trồng.
Hồng Nhật Bản (Diospyros kaki) là loại hồng thường được tìm thấy tại các cửa hàng. Hồng Nhật Bản có hai loại phổ biến:
- Hồng chát (Hachiya): Loại hồng này có hình dáng giống quả hồng và có chất làm se nhờ hàm lượng tanin cao. Khi quả hồng Hachiya chín hoặc quá chín là lúc chúng ngon nhất. Nó có lớp vỏ sáng bóng, với màu đỏ cam đậm và thịt màu vàng sẫm. Chúng có ít hoặc không có hạt.
- Hồng giòn (Fuyu): Loại hồng này có hình quả cà chua và không có chất làm se, vì vậy chúng ta có thể ăn khi chúng còn cứng hoặc chưa chín. Vỏ của chúng có màu cam đậm và thịt có màu cam nhạt. Chúng có ít hoặc không có hạt.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Công Dụng Của Quả Hồng
Giá Trị Dinh Dưỡng
Quả hồng rất giàu vitamin và khoáng chất. Hàm lượng kali và cryptoxanthin-beta cực kì cao trong phần lớn các giống hồng. Ngoài ra, chúng còn là nguồn cung cấp chất xơ, photphat, canxi, vitamin C và vitamin A.
Tăng Cường Sức Khỏe Thị Lực
Hàm lượng vitamin A trong quả hồng Nhật Bản rất cao. Bổ sung đủ vitamin A trong chế độ ăn uống của bạn rất tốt cho mắt vì nó giúp duy trì các cơ chế cho phép thị lực thích hợp. Vitamin A cũng giúp mọi người nhìn rõ hơn trong bóng tối và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Giàu Chất Chống Oxy Hóa
Hoạt tính chống oxy hóa của các loại quả hồng làm se da rất mạnh, ngang với dâu tây và việt quất. Do đó, chúng là một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của tất cả mọi người.
Chất chống oxy hóa chống lại các tổn thương oxy hóa do gốc tự do gây ra. Stress oxy hóa có liên quan đến sự phát triển của bệnh ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường và các bệnh thần kinh như Alzheimer.
Dù cơ thể vẫn có khả năng tự sản xuất một số chất chống oxy hóa, nhưng phần lớn chúng đều đến từ chế độ ăn uống. Do đó, ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do.
Đặc Tính Chống Viêm
Quả hồng có đặc tính chống viêm. Dựa trên một nghiên cứu được thực hiện trên chuột, khả năng chống oxy hóa của quả hồng giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm và tổn thương mô.
Hàm lượng vitamin C trong quả hồng giúp kích hoạt đặc tính chống viêm. Vitamin C có liên quan đến việc giảm mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, bao gồm bệnh tim, tiểu đường và ung thư tuyến tiền liệt.
Giàu Chất Xơ
Quả hồng rất giàu chất xơ, đặc biệt là khi đã được sấy khô. Bổ sung đủ chất xơ có thể giúp giảm lượng “cholesterol xấu” trong cơ thể. Quả hồng có chứa chất xơ hòa tan, có thể liên kết với cholesterol trong đường tiêu hóa và đào thải nó ra khỏi cơ thể.
Có thể bạn quan tâm: Tăng Cường Chất Xơ Trong 2 Tuần Giúp Biến Đổi Hệ Vi Sinh Đường Ruột
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Giá Trị Dinh Dưỡng
Sau đây là giá trị dinh dưỡng trong 100 gam (g) cho một quả hồng Nhật Bản tươi:
- Calo: 70
- Carbohydrate:59 g
- Chất đạm:58 g
- Chất béo:19 g
- Chất xơ:6 g
- Vitamin A: 81 microgam (mcg) tương đương retinol hoạt tính (RAE)
- Vitamin C:5 miligam (mg)
- Beta-caroten: 253 mcg
- Beta-cryptoxanthin: 1447 mcg
- Kali: 161 mg
- Phốt pho: 17 mg
- Canxi: 8 mg
- Natri: 1 mg
- Sắt: 150 mcg
Giá trị dinh dưỡng của hồng Mỹ có thể so sánh với hồng Nhật Bản, có những điểm khác biệt đáng chú ý.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Cân Nhắc Trước Khi Dùng
Đa số mọi người có thể thưởng thức quả hồng mà không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, những người chưa thử chúng trước đây nên lưu ý những điều sau:
Sỏi Dạ Dày (Bezoar)
Ăn hồng với số lượng lớn có thể gây ra các hạt bezoar. Chúng là một khối rắn có thể gây tắc nghẽn dạ dày. Bã thức ăn (Diospyrobezoar) là một dạng sỏi dạ dày.
Diospyrobezoar chỉ có trên quả hồng. Chất tannin và chất xơ khó tiêu kết hợp với axit trong dạ dày tạo thành một khối rắn. Theo một nghiên cứu, có ít hơn 90 trường hợp diospyrobezoar đã được ghi nhận trên toàn cầu.
Dị Ứng
Dị ứng với quả hồng dù rất hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra. Dị ứng có thể nhẹ, với triệu chứng chẳng hạn như đau bụng hoặc buồn nôn, nhưng cũng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Một số báo cáo cho thấy dị ứng nhựa mủ có liên quan đến dị ứng với quả hồng.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Cách Thưởng Thức Quả Hồng
Mọi người có thể ăn quả hồng bằng nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số ví dụ:
- Cắt chúng thành từng lát
- Cắt đôi chúng và dùng thìa nạo lấy phần thịt
- Ăn trực tiếp hồng như khi ăn táo
Nên mua những quả hồng khi chúng còn săn chắc và chưa chín. Sau đó, chúng có thể tự chín trong giỏ trái cây. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình chín, bạn có thể đặt chúng gần chuối hoặc táo. Những loại trái cây này thải ra ethylene, một loại khí được công nhận là có tác dụng làm chín trái cây.
Hồng giòn Fuyu có thể được thưởng thức ngay dù cho nó đã chín hay chưa. Hồng chát Hachiya càng mềm thì càng ít đắng.
Mọi người cũng có thể kết hợp loại quả này vào món ăn. Ví dụ, mọi người có thể:
- Thêm quả hồng khô vào bánh mì, bánh ngọt và các loại bánh nướng khác
- Sử dụng hồng tươi trong món salad, dưa chua hoặc nước sốt
- Xay nhuyễn thịt quả và thêm nó vào sữa chua hoặc kem
- Thêm hồng khô hoặc hồng tươi làm topping cho món ngũ cốc, muesli hoặc granola
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Tổng Kết
Quả hồng là một loại trái cây cực kỳ linh hoạt với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mọi người nên lưu ý không nên ăn quá nhiều trong một lần, vì nếu vậy có thể gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, ăn loại quả này một cách điều độ có thể mang lại tác động tích cực đến sức khỏe của một người.
Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com
Dịch giả Trinh Lê