Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài chi thuộc họ Xương Rồng. Chúng có một vẻ ngoài độc đáo với hương vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít calo. Loại trái cây nhiệt đới này rất giàu chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, chúng còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho vóc dáng khỏe đẹp.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100 gam thanh long (kích cỡ khoảng một quả) có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:
- Calo: 60
- Chất đạm: 18 g
- Chất béo: 0 g
- Carbohydrate: 94 g
- Chất xơ: 9 g
- Đường (tổng số): 65 g
- Canxi: 18 miligam (mg)
- Sắt: 74 g
- Natri: 0 mg
- Vitamin C: 5 mg
- Cholesterol: 0 mg
Với hàm lượng chất xơ dồi dào và calo cực thấp, quả thanh long được xem là một loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ tổng thể cho người sử dụng.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Giàu Chất Chống Oxy Hóa
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Công nghệ Sinh học Châu Phi tiết lộ rằng thanh long có chứa chất chống oxy hóa betacyanins và betaxanthins.
Những hợp chất tự nhiên này giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Gốc tự do là những chất trong cơ thể có khả năng gây hại cho tế bào. Betacyanins và betaxanthin giúp bảo vệ chúng khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược phẩm và Khoa học Dược phẩm Thế giới, các đặc tính chống oxy hóa của loại quả này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Trong số đó có bệnh gút và các dạng viêm khớp khác.
Thanh long rất giàu chất chống oxy hóa.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Hỗ Trợ Kiểm Soát Đường Huyết
Tạp chí PLOS ONE đã công bố một phân tích tổng hợp về lợi ích khi ăn thanh long đối với khả năng quản lý đường huyết ở những người tiền tiểu đường và những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Theo bài đăng, các nghiên cứu trên động vật trước đây đã chỉ ra mối liên hệ tiềm năng giữa việc tiêu thụ thanh long và khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Điều này là do loại quả này có thể kích thích sự hình thành của các tế bào tuyến tụy tạo ra insulin.
Phân tích đã tiến hành kiểm tra nhiều thử nghiệm lâm sàng để so sánh tác dụng của loại quả này với giả dược ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 hoặc tiền tiểu đường.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Dựa trên kết quả phân tích, các nhà khoa học phát hiện rằng chỉ số đường huyết lúc đói đã giảm đáng kể ở những người bị tiền tiểu đường sau khi ăn thanh long. Họ cũng quan sát thấy rằng khi bệnh nhân ăn càng nhiều thanh long thì hiệu quả về lượng đường trong máu càng lớn.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa việc tiêu thụ thanh long và khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 tốt hơn.
Theo các chuyên gia, cần phải nghiên cứu thêm để khám phá xem liệu loại quả này có thể giúp ổn định lượng đường trong máu ở những người bị tiền tiểu đường hay không.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Giàu Vitamin và Khoáng Chất
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược phẩm và Khoa học Dược phẩm Thế giới, thanh long có các chất dinh dưỡng sau:
- Magiê
- Phốt pho
- Kali
- Vitamin A
- Vitamin C
- Kẽm
Trái cây cũng chứa một lượng nhỏ canxi và đồng, những dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể luôn cần để có được sức khỏe tối ưu. Ngoài mang hương vị đặc trưng, thanh long còn là một loại thực phẩm ăn kiêng có giá trị về mặt dinh dưỡng.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Đặc Tính Sinh Học
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Công nghệ Sinh học, ăn thanh long có tác động tiền sinh học đối với cơ thể giúp cải thiện tiêu hóa và nuôi dưỡng hệ vi khuẩn đường ruột.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các oligosaccharide có trong loại quả này giúp thúc đẩy sự hình thành của lợi khuẩn trong dạ dày và ruột. Các chuyên gia cũng gọi những vi sinh vật này là chế phẩm sinh học vì chúng có lợi cho sức khỏe con người về nhiều mặt.
Chức năng của hệ vi sinh cũng giống như những lợi ích được tìm thấy trong thanh long, chẳng hạn như cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Chứa Các Axit Béo Có Lợi Cho Sức Khỏe
Những hạt nhỏ li ti của quả thanh long có giá trị dinh dưỡng rất lớn.
Theo các nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược phẩm và Khoa học Dược phẩm Thế giới, loại hạt này có chứa axit béo omega-3 và omega-9 cũng như các loại dầu tự nhiên. Tất cả các thành phần dinh dưỡng này đều được các chuyên gia y tế cho là rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Có thể bạn quan tâm: Chất Béo Thực Vật Có Thể Giúp Tăng Cường Tuổi Thọ
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Cách Bổ Sung Thanh Long Vào Chế Độ Dinh Dưỡng
Bạn có thể thưởng thức loại quả này mà không cần phải mất nhiều công sức. Việc thực hiện có thể được tiến hành theo những bước sau:
- Kiểm tra xem chúng đã chín chưa bằng cách ấn vào phần vỏ bên ngoài. Nếu vỏ hơi mềm, có khả năng là quả đã chín.
- Cắt đôi thanh long theo chiều dọc. Nếu muốn, hãy cắt chúng thành bốn phần một lần nữa. Điều này có thể giúp bạn lột vỏ dễ dàng hơn.
- Sau khi lột vỏ, bạn hãy tước bỏ các sợi màu hồng còn vướng lại. Chúng vẫn có thể ăn được, nhưng thường có vị rất đắng.
- Thưởng thức hết phần thịt của quả, kể cả những hạt nhỏ màu đen bên trong. Thanh long là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, có thể bổ sung nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Một số người vắt nước chanh lên trái cây để tăng hương vị của nó. Có thể biến tấu thanh long thành nhiều cách ăn khác nhau bằng cách ướp lạnh, nướng hoặc xay nhuyễn.
Để tăng hương vị cho trái cây, một số người thường vắt thêm chanh trước khi ăn. Thanh long cũng có thể được ướp lạnh, nướng hoặc trộn cùng nhiều loại thực phẩm khác nhau để mang đến một sự đổi mới dinh dưỡng và ngon miệng cho bữa ăn.
Một số cá nhân sẽ sử dụng cả phần vỏ thanh long cho món salad, điều mà hầu hết mọi người đều tránh do vị đắng của chúng. Cách kết hợp này có thể giúp bổ sung thêm hàm lượng flavonoid, một chất chống oxy hóa có đặc tính kháng viêm.
Thanh long có thể được sử dụng để làm sinh tố.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Tổng Kết
Thanh long là một loại trái cây kỳ lạ, bổ dưỡng và có hương vị đặc trưng. Loại quả này có thể mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng quát của con người, từ khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết đến tăng cường hoạt động chống oxy hóa trong cơ thể.
Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com
Dịch giả Trinh Lê