Nguyên nhân nào gây ra cảm giác thèm muối?

0
(0)

Tất cả những ai đã từng thưởng thức những món ăn vặt mặn như khoai tây chiên, bỏng ngô hoặc khoai tây chiên đều hiểu rằng khó có thể cưỡng lại cảm giác thèm muối.

Mặc dù hầu hết mọi người dân ở Hoa Kỳ đều sử dụng muối rất nhiều trong chế độ ăn uống của họ, nhưng cảm giác thèm muối vẫn là một vấn đề phổ biến.

Một số người cho rằng thèm ăn là dấu hiệu cơ thể đang thiếu chất gì đó, nhưng trường hợp này thường không xảy ra. Hầu hết cảm giác thèm ăn đều có liên quan đến những loại thực phẩm không lành mạnh và nghèo chất dinh dưỡng.

Nhiều người có nhu cầu ăn mặn khi cảm thấy buồn chán hoặc căng thẳng. Ở một số trường hợp hiếm hoi, thèm muối có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt natri hoặc một căn bệnh tiềm ẩn nào đó.

Trong bài đăng này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 7 nguyên nhân dẫn đến cảm giác thèm muối, từ việc thiếu ngủ, đổ mồ hôi nhiều và một số tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

intro 1602875840 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

7 Nguyên Nhân Dẫn Đến Cảm Giác Thèm Muối

Căng Thẳng

Khi mức độ căng thẳng tăng lên, nhiều người nảy sinh nhu cầu thèm những món ăn yêu thích của họ để tạo cảm giác thoải mái. Thực phẩm mà họ thèm ăn thường chứa nhiều chất béo, đường hoặc muối – hay còn gọi là natri.

Thói quen “ăn thoải mái” có thể làm giảm sức khỏe tổng quát của một người. Một bài báo được công bố trên Tạp chí Tâm lý Sức khỏe đã tìm thấy mối liên kết mạnh mẽ giữa mức độ căng thẳng mãn tính, thèm ăn và chỉ số khối cơ thể (BMI) gia tăng.

Một nghiên cứu khác cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa căng thẳng và nồng độ ghrelin tăng cao – hormone tạo ra cảm giác đói. Kết quả của nghiên cứu cho thấy ghrelin có thể kích thích cảm giác thèm ăn và dẫn đến tăng cân.

Thiếu Ngủ

Những người thiếu ngủ có thể thèm các món vặt có “chỉ số thỏa mãn cao” như đồ ăn có vị mặn và giòn. Một bài báo được xuất bản trên tạp chí Sleep cho thấy những người thiếu ngủ rất khó cưỡng lại sức hút đến từ các món ăn vặt không lành mạnh mà họ yêu thích. Điều này dẫn đến tăng cân.

Những người có thói quen ngủ quá ít có lẽ nên thuật lại với bác sĩ của họ về tình trạng này, vì thiếu ngủ có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Rối loạn giấc ngủ, căng thẳng và lịch trình bận rộn thường là nguyên nhân, nhưng các chuyên gia y tế có thể đưa ra chẩn đoán rõ ràng và liệu trình điều trị thích hợp.

Chán Ăn

Chán ăn là một hoạt động ăn uống theo cảm xúc có thể so sánh với tình trạng ăn nhiều do căng thẳng. Để xác định xem thèm muối là do chán ăn hay do đói bụng, việc tìm ra các dấu hiệu cơn đói của cơ thể sẽ rất hữu ích.

Cơn đói thực sự chỉ đến khi cơ thể con người cần thức ăn. Nếu có người không ăn trong vài tiếng, họ có thể đang bị đói thực sự. Sau đây là một số dấu hiệu khác của cơn đói:

  • Bụng cồn cào
  • Thèm tất cả các loại thức ăn, không chỉ riêng một món nhất định
  • Cảm giác thèm ăn tăng lên theo thời gian

Những dấu hiệu này cho thấy có thể đã đến lúc nên ăn một bữa chính hoặc bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên, đồ mặn và nhiều dầu mỡ hiếm khi là một lựa chọn có lợi cho sức khỏe.

Thay vào đó, mọi người có thể tìm đến các loại thực phẩm có độ giòn tươi và đậm vị, chẳng hạn như trái cây hoặc rau sống. Những lựa chọn này không những giúp giảm lượng muối ăn vào, mà còn làm dịu được cơn đói, cũng như cảm giác thèm món ăn giòn.

Thèm muối do chán ăn cũng tương tự như tình trạng ăn nhiều do căng thẳng.

Thèm muối do chán ăn cũng tương tự như tình trạng ăn nhiều do căng thẳng.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Đổ Mồ Hôi Quá Nhiều

Mồ hôi có chứa muối, vì vậy khi một người đổ mồ hôi, lượng natri của họ sẽ giảm. Đối với hầu hết mọi người, đổ mồ hôi nhẹ không có gì đáng lo ngại. Lượng natri không giảm đáng kể khi đổ mồ hôi bình thường và hàng ngày, chỉ cần bù nước để thay thế lượng chất lỏng đã mất sau khi tập luyện.

Tuy nhiên, các vận động viên sức bền hoặc những người làm việc trong môi trường quá nóng có thể cần ăn nhiều muối hơn để bổ sung những chất đã mất do đổ mồ hôi quá nhiều, hoặc liên tục.

Khi một người mất quá nhiều natri, cơ thể của họ có thể bắt đầu thèm muối. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng những người làm việc trong điều kiện nắng nóng trong 10 tiếng có thể mất đến 15 gam muối, mặc dù con số này có thể thay đổi rất nhiều ở mỗi người.

Đồ uống tăng cường chất điện giải hoặc đồ uống thể thao có thể được khuyến nghị cho những người tập thể dục gắng sức hoặc những người ở lâu trong môi trường nóng bức. Những thức uống này có chứa natri và nhiều chất điện giải khác có thể bổ sung những chất bị mất qua mồ hôi.

Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt (PMS)

Phái nữ có thể trải qua nhiều thay đổi về mặt thể chất lẫn cảm xúc trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Thèm ăn, bao gồm cả thèm ăn mặn là một triệu chứng phổ biến. Những cảm giác thèm ăn này có thể liên quan đến sự dao động của nội tiết tố. Chị em nào có cảm giác thèm ăn liên quan đến PMS có thể thử một số mẹo sau đây:

  • Canxi và vitamin B6: Một nghiên cứu năm 2016 phát hiện ra rằng phụ nữ khi dùng 500 microgam (mg) canxi và 40 mg vitamin B6 sẽ có ít triệu chứng PMS hơn những người chỉ dùng vitamin B6.
  • Châm cứu và thảo dược: Một phân tích về nhiều nghiên cứu cho thấy châm cứu và điều trị bằng thảo dược làm giảm các triệu chứng PMS ở phụ nữ xuống 50%.
  • Cây trinh nữ (Chasteberry): Loại thảo mộc này có thể cải thiện một số triệu chứng PMS. Phụ nữ đang sử dụng hormone, thuốc tránh thai hoặc những người có tình trạng bệnh lý mẫn cảm với hormone không nên dùng.
  • Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai dường như có thể cải thiện các triệu chứng PMS, theo một nghiên cứu gần đây vào năm 2016. Tuy nhiên, thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ và rủi ro cần được thông qua ý kiến bác sĩ.

Bệnh Addison

Bệnh Addison, còn được gọi là suy tuyến thượng thận, phát sinh khi tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormone. Những hormone này ảnh hưởng đến phản ứng căng thẳng của cơ thể và huyết áp. Do đó, bệnh Addison có thể tạo ra huyết áp rất thấp và cảm giác thèm muối đột ngột.

Ngoài cảm giác thèm muối, những người mắc bệnh Addison cũng có thể gặp phải:

  • Suy nhược cơ thể
  • Mệt mỏi lâu dài
  • Chán ăn hoặc giảm cân không có kế hoạch
  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt, hoặc ngất xỉu do tuột huyết áp
  • Lượng đường trong máu thấp, còn gọi là hạ đường huyết
  • Trầm cảm hoặc cáu kỉnh
  • Đau đầu
  • Kinh nguyệt không đều, hoặc không có

Bệnh Addison có thể do:

  • Rối loạn tự miễn dịch
  • Bệnh lao
  • HIV và AIDS
  • Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm
  • Vấn đề về tuyến yên
  • Ngưng thuốc steroid dài hạn

Bệnh Addison cần sự can thiệp của y tế để thay thế các hormone mà tuyến thượng thận không có khả năng sản xuất. Trong trường hợp nghiêm trọng, một người có thể bị suy tuyến thượng thận. Điều này xảy ra khi nồng độ cortisol trong cơ thể giảm xuống mức báo động. Suy tuyến thượng thận là một tình trạng y tế khẩn cấp.

Khi tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormone, điều này có thể dẫn đến cảm giác thèm muối.

Khi tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormone, điều này có thể dẫn đến cảm giác thèm muối.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Hội Chứng Bartter

Hội chứng Bartter rối loạn di truyền có ngay từ khi mới sinh. Những người mắc hội chứng Bartter không có khả năng tái hấp thu muối qua thận của họ. Kết quả là, họ bị mất quá nhiều natri trong nước tiểu, dẫn đến mất cả kali và canxi.

Do thiếu hụt natri, những người mắc hội chứng Bartter có thể rất thèm muối. Họ cũng có thể gặp phải:

  • Tăng cân chậm, thường gặp ở trẻ nhỏ
  • Táo bón
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Sỏi thận
  • Huyết áp thấp
  • Chuột rút và yếu cơ

Hội chứng này thường được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh, hoặc trẻ nhỏ thông qua xét nghiệm nước tiểu và máu. Nó có thể được kiểm soát bằng cách bổ sung kali, muối và magiê.

Bệnh Xơ Nang

Bệnh xơ nang (CF) là một bệnh di truyền ảnh hưởng đến phổi và hệ tiêu hóa. Căn bệnh này có thể đe dọa tính mạng và những người bị ảnh hưởng thường có tuổi thọ ngắn hơn người bình thường.

CF khiến cơ thể sử dụng quá nhiều muối, dẫn đến thiếu muối và nước bên ngoài tế bào. Điều này dẫn đến việc tạo ra chất nhầy đặc hơn bình thường, có thể làm tắc nghẽn phổi và tuyến tụy.

Do sự phá vỡ cân bằng muối của cơ thể, những người bị CF có thể rất thèm muối. Một số triệu chứng khác bao gồm:

  • Táo bón
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Sỏi thận
  • Huyết áp thấp
  • Chuột rút và yếu cơ

CF thường được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh, hoặc trẻ nhỏ thông qua xét nghiệm nước tiểu và máu. Nó có thể được kiểm soát bằng cách bổ sung kali, muối và magiê.

why you crave salty foods and how to prevent this craving 5197223 1500x1000 Text Final 0799c92a98f54 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tổng Kết

Thông thường, cảm giác thèm muối chỉ đơn thuần là thèm ăn do căng thẳng, kiệt sức, chán ăn hoặc chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, cảm giác thèm muối dai dẳng có thể là dấu hiệu của nhiều rối loạn sức khỏe cụ thể.

Nếu không thể xác định được lời giải thích rõ ràng về cảm giác thèm muối, hoặc nếu có các yếu tố nguy cơ gây rối loạn thận hoặc tuyến thượng thận, thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn.

Có thể bạn quan tâm: Gia Vị Thay Thế Muối Ăn Có Thể Cải Thiện Sức Khỏe Tim Mạch


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.