Những điều cần biết và sự thật về chế độ ăn kiêng Eat Clean

0
(0)

Eat clean là một chế độ dinh dưỡng nói không với thực phẩm đã qua chế biến và tinh chế, cũng như thực phẩm có chứa một số thành phần nhân tạo, chẳng hạn như chất bảo quản và phụ gia. Thay vào đó, mục tiêu là một chế độ ăn tự nhiên với thực phẩm toàn phần.

Một người hướng đến chế độ eat clean có thể có nhiều quan điểm khác nhau về những dạng thực phẩm nên kết hợp, cũng giống như việc có nhiều cấp độ ăn chay khác nhau, chẳng hạn như thuần chay, ăn chay lacto và ăn chay lacto-ovo.

Chẳng hạn, người theo chế độ dinh dưỡng eat clean có thể kiêng ăn các loại thực phẩm đã được xử lý bằng hormone, thuốc kháng sinh và thuốc trừ sâu, trong khi một số khác có thể chọn không ăn các dạng thực phẩm được đóng gói trong bao bì hoặc lon hộp.

food access woman | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Eat Clean Là Gì?

Nhiều tạp chí và ấn phẩm về clean eating đã khẳng định rằng một chế độ ăn kiêng eat clean có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Chúng có thể hỗ trợ tăng cường năng lượng, rạng rỡ làn da và giảm cân.

Tuy nhiên, theo một bài báo trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc, nhiều lợi ích được cho là của chế độ eat clean chỉ là những diễn giải sai lệch về sự thật. Ngay cả khi eat clean có thể cải thiện sức khỏe thể chất của một người, nhưng chế độ ăn kiêng với ít mặt hạn chế hơn cũng có thể làm được.

Eat clean rõ ràng là một cách tiếp cận, nhưng không phải là cách duy nhất để cải thiện sức khỏe của một người.

Tuy nhiên, phần lớn những người áp dụng chế độ eat clean sẽ làm như vậy với nỗ lực sử dụng thực phẩm không chứa chất phụ gia nhân tạo. Phương pháp tiếp cận thực phẩm sạch có thể có lợi vì nó đòi hỏi phải đưa ra sự chọn lựa dựa trên thực phẩm tự nhiên và sử dụng những thực phẩm có chứa đường, muối và chất bảo quản ở mức tối thiểu.

Tuy nhiên, eat clean cũng có một mặt hạn chế, đó là một người có thể trở nên quá chú trọng vào những gì họ đang hoặc kiêng ăn đến mức đã bỏ lỡ nhiều loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe.

Mục tiêu của eat clean là ăn thực phẩm toàn phần có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên.

Mục tiêu của eat clean là ăn thực phẩm toàn phần có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Quan Niệm 1: Eat Clean Luôn Luôn Có Lợi

Sự thật: Khi ai đó ăn theo chế độ eat clean, không có nghĩa là họ đang theo đuổi một giải pháp tốt nhất dành cho sức khỏe của mình.

Khi nói đến thực phẩm, một số người trở nên ám ảnh với việc tìm kiếm những lựa chọn tinh khiết nhất và lành mạnh nhất, đến mức họ trách phạt bản thân về mặt tâm lý hoặc thể chất nếu ăn phải thực phẩm mà họ cho là bẩn.

Orthorexia Nervosa hay “nỗi ám ảnh về việc ăn kiêng quá lành mạnh” là một thuật ngữ được một số chuyên gia y tế sử dụng để mô tả tình trạng này. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Xã hội & Y học, nhiều chế độ dinh dưỡng eat clean được “xếp vào chứng rối loạn ăn kiêng lành mạnh”.

Orthorexia Nervosa là một chứng rối loạn mà người mắc phải sẽ có ám ảnh không tốt đối với thực phẩm, dù thực tế là họ vẫn ăn kiêng rất dinh dưỡng. Một số người có thể bị cô lập với những người khác, vì họ quá tập trung vào chế độ ăn kiêng của mình và sợ bị những người không tuân thủ chế độ ăn kiêng đánh giá.

Sức khỏe của một người có thể bị tổn hại bởi cảm giác tội lỗi mà họ phải trải qua và thời gian họ dành để theo đuổi một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Những ai có cái nhìn tiêu cực về thực phẩm, họ nên đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Phần lớn những liệu pháp điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế đều chú trọng các biện pháp tiếp cận nhận thức – hành vi, nơi mà họ có thể học cách nhận ra những suy nghĩ ám ảnh của bản thân và tập kiểm soát suy nghĩ.

ia 0099 the dark side of clean eating header md4 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Quan Niệm 2: Một Số Thực Phẩm “Không Sạch”

Sự thật: Chỉ vì thực phẩm chứa chất phụ gia, không có nghĩa là chúng không có lợi cho sức khỏe.

Một số người theo chế độ eat clean có thể từ chối sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất phụ gia vì họ tin rằng chúng đang không ở trạng thái tinh khiết nhất, tự nhiên nhất. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số chất phụ gia thực phẩm có lợi.

Ví dụ, vitamin D có thể được thêm vào sữa để cải thiện sức khỏe của xương, hoặc nước cam có thể được bổ sung thêm chất sắt. Dù một số loại thực phẩm có thể không tinh khiết theo nghĩa đen, nhưng chúng có thể giúp chúng ta đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể.

Trên thực tế, một số chất phụ gia có thể được phân loại là không sạch. Một ví dụ điển hình về điều này chính là chất béo chuyển hóa, thường được sử dụng để tăng thời hạn sử dụng của thực phẩm. Nó làm tăng đột ngột lượng cholesterol trong cơ thể và gây ra các vấn đề về sức khỏe tim mạch.

Trong trường hợp này, việc đưa ra các giải pháp lành mạnh hơn và tránh chất béo chuyển hóa có thể mang lại tác dụng tích cực.

Nếu nước cam có chứa các chất phụ gia như sắt thì có thể nó không được gọi là "sạch".

Nếu nước cam có chứa các chất phụ gia như sắt thì có thể nó không được gọi là “sạch”.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Quan Niệm 3: Eat Clean Là Chế Độ Ăn Kiêng Lành Mạnh

Sự thật: Một người có thể ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe mà không cần phải gọi chúng là thực phẩm sạch.

Eat clean là một phong trào thể hiện nỗ lực của một người đang hướng đến những nguồn thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, một chế độ ăn kiêng lành mạnh và một chế độ dinh dưỡng eat clean sẽ không giống nhau. Nhiều khuyến nghị về chế độ ăn kiêng không chỉ rõ liệu có nên đưa thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng gói vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày hay không.

Theo Đại học Harvard, một phần ăn dinh dưỡng gồm có những thành phần sau đây:

  • Nhiều loại trái cây và rau củ đa sắc không chiên, chẳng hạn như khoai tây chiên.
  • Các loại dầu có lợi như dầu ô liu và hướng dương, nhưng không chứa chất béo bão hòa và dầu thủy phân, vốn chứa chất béo chuyển hóa.
  • Bánh mì nguyên cám, mì ống và gạo lứt, nhưng không phải ngũ cốc tinh chế như gạo trắng hay bánh mì trắng.
  • Nguồn protein đến từ các loại hạt và đậu, nhưng không phải thịt đã qua chế biến như thịt xông khói và xúc xích.
  • Uống nước, trà và cà phê với ít hoặc không thêm đường. Hạn chế uống sữa hoặc nước trái cây mỗi ngày và kiêng hoàn toàn đồ uống có đường.

Nhìn chung, chế độ ăn kiêng lành mạnh không quá cứng nhắc như chế độ eat clean. Điều này không có nghĩa là chế độ ăn này có thể gây hại cho sức khỏe người dùng. Trên thực tế, những người đang eat clean cần có cái nhìn lạc quan và tích cực hơn đối với thực phẩm. Điều quan trọng là họ không nên quá áp lực về bản thân nếu thi thoảng lỡ phải ăn món gì đó “không sạch”.

k archive 74e8f550313c70e845290a8694f2bd3bdfca530b | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tổng Kết

Vì có rất nhiều cách tiếp cận để eat clean nên không có bất kỳ bằng chứng cụ thể nào về việc liệu một chế độ eat clean có ưu việt hơn các phương pháp ăn kiêng lành mạnh khác hay không. Tuy nhiên, nhiều hiểu lầm đáng lo ngại về việc eat clean đều dồn vào tâm lý bên trong nó hơn là phương pháp.

Sự ám ảnh và chú tâm quá mức vào việc tìm kiếm những loại thực phẩm tinh khiết có thể giảm đi đam mê ăn uống và gây căng thẳng tột độ cho những ai theo đuổi chế độ ăn này.

Thay vào đó, họ nên tập trung vào chất lượng tươi ngon, đồng thời chú trọng những loại thực phẩm toàn phần nhưng không quá khắt khe, điều này sẽ giúp mang lại nhiều khả năng đạt được kết quả mong muốn lâu dài.

Có thể bạn quan tâm: 10 Lợi Ích Từ Chế Độ Ăn kiêng Lành Mạnh


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.