Kiến Thức Ăn Chay Kiến thức cho Người lớn Tin Tức Ăn Chay

Nước ép trái cây ảnh hưởng đến đường ruột như thế nào?

0
(0)

Trước đây, người ta tin rằng đường fructose có trong trái cây và nước ép hoa quả được chuyển hóa bởi gan. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng fructose chủ yếu được chuyển hóa ở ruột non.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng đường fructose chủ yếu được chuyển hóa ở ruột non, không phải gan.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng đường fructose chủ yếu được chuyển hóa ở ruột non, không phải gan.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism đã chứng minh rằng thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường cao đã qua chế biến chỉ được gan chuyển hóa khi ruột non bị quá tải.

Từ kết quả nghiên cứu mới này, chúng ta dần được mở rộng tầm hiểu biết thêm về hậu quả của tình trạng quá tải fructose đối với cơ thể con người.

Thông qua nhiều nghiên cứu trước đây, chúng ta đã biết rằng tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây hại cho gan và tiêu thụ quá mức mãn tính sẽ dẫn đến tình trạng béo phì, tăng đề kháng insulin và tạo tiền đề cho sự tiến triển của bệnh tiểu đường.

Vào năm 2017, tờ Medical News Today đã đưa tin về một nghiên cứu rằng thực phẩm chứa fructose, đặc biệt là đồ uống có đường, có thể làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ không do rượu, một loại bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.

28852604 | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Nhóm Nghiên Cứu Đã Theo Dõi Quá Trình Tiêu Hóa Đường Fructose Ở Chuột

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Princeton tại New Jersey đã sử dụng chuột để điều tra cách thức đường fructose di chuyển qua đường tiêu hóa. Phát hiện của họ ngụ ý rằng có một sự khác biệt sinh lý trong cách cơ thể xử lý đường với số lượng khác nhau.

Thay vì gan chuyển hóa tất cả đường trong cơ thể, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng hơn 90% đường fructose được chuyển hóa trong ruột non của chuột.

Họ phát hiện ra rằng đường fructose không được hấp thụ trong ruột non sẽ được vận chuyển đến ruột già, nơi chúng tương tác với hệ vi sinh vật sống tại đây.

33198171 | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Các nhà khoa học giải thích rằng hệ vi sinh vật không được xây dựng để chuyển hóa đường. Do đó, một người có thể ăn một lượng đáng kể carbs mà không để hệ vi sinh vật của họ tiếp xúc với bất kỳ loại đường nào. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi đáng kể khi uống các loại nước chứa nhiều đường như soda và nước trái cây.

Mặc dù thiếu bằng chứng xác thực, nhưng nhóm nghiên cứu tin rằng điều này có khả năng xảy ra. Họ khuyến nghị rằng mối liên hệ này cần được điều tra kỹ hơn trong các nghiên cứu trong tương lai, vì chúng có thể cung cấp những hiểu biết sâu hơn về tác hại của chế độ ăn uống nhiều đường.

27278677 | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

“Chỉ Nên Nạp Đường Sau Bữa Ăn”

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ruột non đào thải đường fructose hiệu quả hơn sau bữa ăn.

Nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng trong thời gian nhịn ăn, chẳng hạn như sáng sớm và giữa chiều, ruột non có khả năng tiêu hóa đường fructose kém hơn, do đó có thể khiến mọi người dễ bị ảnh hưởng bởi đường fructose nhiều hơn.

Trưởng nhóm nghiên cứu Joshua D. Rabinowitz thuộc Viện Lewis-Sigler về Bộ gen Tổng hợp tại Đại học Princeton đã chia sẻ: “Chúng tôi có thể đưa ra một số đảm bảo, ít nhất là từ các thử nghiệm trên động vật rằng đường fructose từ một lượng trái cây vừa phải sẽ không làm tổn hại đến gan.”

Rabinowitz giải thích rằng: “Chúng tôi quan sát thấy rằng việc cho chuột ăn trước khi để chúng tiếp xúc với đường đã làm cải thiện khả năng chuyển hóa fructose của ruột non. Điều này giúp bảo vệ gan và hệ vi sinh vật khỏi sự ảnh hưởng của đường.”

Ý kiến của Rabinowitz đã chứng thực lời khuyên được truyền miệng từ thời xa xưa, đó chính là không nên ăn đồ ngọt sau bữa cơm và hạn chế đồ uống có đường ngoài giờ cơm.

Có thể bạn quan tâm: 8 Loại Trái Cây Ít Đường Tốt Cho Sức Khỏe


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Thống kê bài: (Lượt đọc "35" lần trên ngày, số lần 1 xem mỗi tiếng)