Kiến Thức Ăn Chay Kiến thức cho Người lớn Tin Tức Ăn Chay

Phytoestrogen là gì? Lợi ích và thực phẩm bổ sung

0
(0)

Phytoestrogen là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong thực vật và những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật. Khi ăn, nó có thể có chức năng tương tự như estrogen do cơ thể con người tạo ra.

Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi nội dung sau để biết thêm về những lợi ích và tác dụng phụ của phytoestrogen đối với sức khỏe, cũng như danh sách những loại thực phẩm giàu phytoestrogen.

perimenopause 1 | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Phytoestrogen Là Gì?

Phytoestrogen hay estrogen “thực vật” là những hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong thực vật xuất hiện nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của một người bình thường.

Estrogen là một loại hormone được tiết ra trong cơ thể phụ nữ có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Hệ thống nội tiết của cơ thể chịu trách nhiệm sản xuất hormone này.

Ở tuổi vị thành niên, estrogen có vai trò trong sự phát triển của ngực, lông nách và lông mu của phụ nữ. Cho đến khi mãn kinh, estrogen có nhiệm vụ kiểm soát và điều hòa chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ. Thực phẩm có chứa phytoestrogen bao gồm:

  • Rau củ
  • Trái cây
  • Ngũ cốc
  • Thực vật họ Đậu

Khi ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật có chứa phytoestrogen, nó có thể có chức năng tương tự như estrogen do cơ thể sản xuất. Do đó, phytoestrogen còn được gọi là estrogen “chay”. Trên thị trường hiện vẫn có nhiều loại thực phẩm bổ sung phytoestrogen, nhưng việc ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên vẫn là lựa chọn hữu ích và an toàn hơn đối với sức khỏe con người.

Thực phẩm được làm từ đậu nành như đậu nành, đậu phụ, miso và tempeh, đều có chứa phytoestrogen.

Thực phẩm được làm từ đậu nành như đậu nành, đậu phụ, miso và tempeh, đều có chứa phytoestrogen.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Phytoestrogen Hoạt Động Như Thế Nào?

Phytoestrogen hoạt động tương tự như estrogen vì cấu trúc hóa học của chúng gần giống như cấu trúc hóa học của estrogen do cơ thể sản xuất.

Khi phytoestrogen xâm nhập vào cơ thể, các thụ thể estrogen của cơ thể sẽ phản ứng với chúng như thể chúng là estrogen. Phytoestrogen là chất gây rối loạn nội tiết vì chúng là chất làm thay đổi hoạt động bình thường của hormone.

Tuy nhiên, phytoestrogen có thể không liên kết với các thụ thể estrogen mạnh như estrogen do cơ thể tạo ra, do đó tác dụng của chúng có thể bị giảm đi.

w1600 | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Lợi Ích Về Mặt Sức Khỏe

Phytoestrogen có thể có lợi cho việc cân bằng lại hormone khi đến độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, giai đoạn trước khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh và ngừng kinh nguyệt, nồng độ hormone trong cơ thể sẽ dao động và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ tuổi 40 của phụ nữ và kéo dài cho đến khi mãn kinh. Các triệu chứng của tiền mãn kinh gồm có:

  • Bốc hỏa
  • Ngực mềm
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Mệt mỏi
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Rối loạn cảm xúc

Một số chị em đã chọn điều trị bằng cách thay thế hormone nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu này. Phytoestrogen có thể mang đến một giải pháp thay thế tự nhiên cho estrogen tổng hợp được sử dụng trong liệu pháp thay thế hormone.

27Well perimenopause superJumbo | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Phytoestrogen có thể hỗ trợ kiểm soát mất cân bằng hormone một cách tự nhiên, điều này giúp chúng có lợi cho phụ nữ sắp mãn kinh.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Làm Giảm Cơn Bốc Hỏa

Phytoestrogen có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa khó chịu. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 cho thấy, phytoestrogen có khả năng làm giảm tần suất bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh mà không hề gây bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Phòng Ngừa Loãng Xương

Sự thiếu hụt estrogen sau khi mãn kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và dẫn đến tình trạng loãng xương.

Liệu pháp thay thế hormone (HRT) có thể giúp khắc phục tình trạng này và duy trì sức khỏe xương, nhưng nó có thể gây tác dụng phụ khó chịu. Phytoestrogen có thể là một giải pháp thay thế tự nhiên. Theo nghiên cứu năm 2011, phytoestrogen có tác dụng ngừa loãng xương sau mãn kinh.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng có một số tác dụng phụ tiềm ẩn. Do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hiện không quy định về phytoestrogen và nghiên cứu không khuyến nghị dùng phytoestrogen để điều trị loãng xương.

Kiểm Soát Các Vấn Đề Về Kinh Nguyệt

Khi nồng độ estrogen giảm, nó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và năng lượng của cơ thể. Một số chị em đã cố gắng ăn thật nhiều thực phẩm giàu phytoestrogen trong thời gian này với mong muốn cân bằng lượng hormone và giảm bớt các triệu chứng.

Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu để xác nhận việc sử dụng phytoestrogen theo cách này.

Điều Trị Mụn

Khi phụ nữ bị mụn, nguyên nhân có thể là sự gia tăng nội tiết tố nam (androgen) trong cơ thể. Phytoestrogen có thể giúp giảm tình trạng mụn bằng cách cân bằng lại nồng độ hormone. Khả năng này được xác nhận một phần trong một nghiên cứu năm 2017, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định xem phytoestrogen có phải là một liệu pháp trị mụn hiệu quả hay không.

Ngăn Ngừa Bệnh Ung Thư Vú

Đã có một số giả thuyết cho rằng phytoestrogen có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa các bệnh ung thư liên quan đến nội tiết tố, chẳng hạn như ung thư vú.

Một nghiên cứu năm 2009 phát hiện ra rằng ăn thực phẩm làm từ đậu nành có thể giảm nguy cơ tử vong và tái phát ở bệnh nhân ung thư vú. Thực phẩm từ đậu nành rất giàu phytoestrogen.

Trong một nghiên cứu năm 2015, phytoestrogen giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú. Tuy nhiên, một nghiên cứu sâu hơn cùng năm lại cho thấy vai trò của phytoestrogen đối với sự sống còn của bệnh ung thư vú là rất phức tạp và phụ thuộc vào giai đoạn mãn kinh của phụ nữ.

Cần phải nghiên cứu thêm để xác định xem liệu phytoestrogen có thể có vai trò trong việc phòng ngừa hoặc điều trị ung thư hay không. Không phải tất cả những bệnh ung thư đều có thể đáp ứng được phytoestrogen. Bất kỳ ai dự định sử dụng nó trước tiên nên thông qua ý kiến bác sĩ.

Tăng Cường Sức Khỏe Tim Mạch

Phytoestrogen có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng phytoestrogen đã giúp phụ nữ sau mãn kinh kiểm soát được chứng rối loạn động mạch và tăng cường sức khỏe tim mạch của họ.

Có thể bạn quan tâm: Giảm 1 Gam Muối Mỗi Ngày Có Thể Giảm Nguy Cơ Mắc Bệnh Tim Và Đột Quỵ

9 foods for Estrogen | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Rủi Ro và Tác Dụng Phụ

Nhiều nghiên cứu cho thấy phytoestrogen có thể mang lại những lợi ích tương tự như estrogen tổng hợp được sử dụng trong liệu pháp thay thế hormone.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng an toàn hơn estrogen tổng hợp. Chúng hoạt động theo cách tương tự nên vẫn có thể gây ra nhiều rủi ro giống nhau, chẳng hạn như:

  • Béo phì
  • Ung thư
  • Vấn đề về sinh sản

Một nghiên cứu năm 2010 phát hiện ra rằng lượng đậu nành cao trong chế độ ăn uống của phụ nữ có thể ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng. Chế độ ăn chú trọng thực vật được cho là có lợi cho sức khỏe và nhiều loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật vẫn có chứa phytoestrogen.

Cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hoàn toàn cơ chế hoạt động của phytoestrogen, vì vẫn chưa rõ liệu việc dùng chúng với số lượng lớn có gây nguy hiểm cho sức khỏe hay không. Tuy nhiên, hiếm khi có người dùng phytoestrogen đến mức đó, trừ khi họ được chỉ định bổ sung một cách cụ thể.

Dù cho sử dụng phytoestrogen hay bất kỳ chất bổ sung nào khác, mọi người chỉ nên thực hiện sau khi đã thông qua ý kiến của các chuyên gia y tế.

fgfghfhxfhxx | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Danh Sách Thực Phẩm Giàu Phytoestrogen

Các Loại Hạt

Hạt hướng dương, hạt mè và hạt lanh đều là những loại giàu hàm lượng phytoestrogen. Ngoài ra còn có những loại hạt khác như:

  • Hạt lanh
  • Hạt hướng dương
  • Hạt mè (vừng)
  • Hạnh nhân
  • Hạt óc chó

Trái Cây

Một số loại trái cây rất giàu phytoestrogen, bao gồm:

  • Táo
  • Cà rốt
  • Lựu
  • Dâu tây
  • Nam việt quất
  • Nho

Rau Củ

Một số loại rau củ là nguồn cung cấp phytoestrogen dồi dào, bao gồm:

  • Khoai mỡ
  • Đậu lăng
  • Mầm cỏ linh lăng
  • Đậu xanh
  • Giá đỗ

Sản Phẩm Làm Từ Đậu Nành

Đậu nành và các sản phẩm được làm từ đậu nành rất giàu phytoestrogen, bao gồm:

  • Đậu nành
  • Đậu hũ
  • Tempeh (tương nén)
  • Miso hoặc súp miso

Thảo Mộc

Các loại thảo mộc sau đây có chứa phytoestrogen:

  • Cỏ ba lá đỏ
  • Rễ cây cam thảo
  • Hoa bia

Đồ Uống và Dầu Thực Vật

Các loại đồ uống và dầu sau đây đều là những nguồn cung cấp phytoestrogen:

  • Cà phê
  • Rượu whisky ngô (Bourbon)
  • Bia
  • Rượu vang đỏ
  • Dầu ô liu
  • Dầu hoa nhài

Ngũ Cốc

Một số loại ngũ cốc có chứa phytoestrogen, bao gồm:

  • Yến mạch
  • Lúa mạch
  • Mầm lúa mì

estrogen rich foods | ANCHAY.VN : Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tổng Kết

Phytoestrogen là các hợp chất có nguồn gốc thực vật có tác động tương tự như estrogen trong cơ thể. Chúng đã được chứng minh là có lợi trong việc chống lại các triệu chứng và tình trạng do thiếu hụt estrogen. Điều này có thể mang lại lợi ích đặc biệt cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Phytoestrogen cũng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư. Tuy nhiên, cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu rõ về khả năng này.

Những nguy cơ của việc sử dụng phytoestrogen với số lượng lớn vẫn chưa hoàn toàn được công nhận. Chúng có thể có tác dụng phụ tương tự như của estrogen tổng hợp.


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Thống kê bài: (Lượt đọc "92" lần trên ngày, số lần 1 xem mỗi tiếng)