Đôi khi người ta sử dụng thuật ngữ “chất lượng thấp” để chỉ protein thực vật vì chúng thường có tỷ lệ axit amin thiết yếu thấp hơn so với protein động vật.
Nhưng điều quan trọng là việc có một tỷ lệ cao hơn các axit amin thiết yếu, như protein động vật, thực sự gây hại cho sức khỏe.
Protein động vật và Chất xơ
Không giống protein thực vật, có chứa chất xơ, chất chống oxy hóa và dinh dưỡng thực vật, protein động vật hoàn toàn không đi kèm với những điều trên. Thịt, trứng, thịt gia cầm, sữa, cá và các thực phẩm động vật khác hoàn toàn không chứa chất xơ.
Nhiều người nỗ lực để “có đủ” protein có xu hướng ăn một lượng lớn thực phẩm động vật thay thế thực phẩm thực vật có các chất dinh dưỡng quan trọng này. Dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất xơ phổ biến hơn rất nhiều.
Viện Y học khuyến nghị nam giới nên tiêu thụ 38 gam chất xơ, nhưng người lớn trung bình chỉ ăn khoảng 15 gam mỗi ngày – ít hơn một nửa so với lượng khuyến nghị.
Ăn nhiều chất xơ có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết và ung thư vú, cũng như giảm nguy cơ viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, táo bón và viêm túi thừa. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, cholesterol cao và bệnh tim.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Protein động vật và IGF-1 (tăng nguy cơ ung thư)
Khi ăn các protein có tỷ lệ axit amin thiết yếu cao hơn (đặc tính của protein động vật), nó dẫn đến việc cơ thể sản xuất ra hormone tăng trưởng giống insulin (IGF-1).
Hormone này kích thích sự phân chia và tăng trưởng tế bào ở cả tế bào khỏe mạnh và tế bào ung thư, vì lý do này, việc có mức lưu hành cao hơn IGF-1 có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư, tăng sinh và ác tính.
Protein động vật và TMAO
Tiêu thụ protein động vật cũng dẫn đến mức độ lưu hành của trimethylamine N-oxide (TMAO) cao hơn.
TMAO là một chất làm tổn thương lớp niêm mạc của mạch máu, tạo ra chứng viêm và tạo điều kiện hình thành các mảng cholesterol. Đây là vấn đề lớn đối với sức khỏe tim mạch.
TMAO được tạo ra bởi những tương tác phức tạp liên quan đến hệ vi sinh đường ruột và các chất dinh dưỡng trong thực phẩm chúng ta ăn. Khi ăn thức ăn động vật, nó làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra TMAO.
Vì vậy, tiêu thụ thực phẩm động vật dẫn đến mức TMAO cao hơn, gây hại cho các mạch.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Protein động vật và Photpho
Protein động vật chứa hàm lượng photpho cao. Khi tiêu thụ lượng photpho cao, một trong những cách cơ thể bình thường hóa mức photpho là sử dụng một loại hormone gọi là yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi 23 (FGF23).
FGF23 đã được phát hiện có hại cho mạch máu. Nó cũng có thể dẫn đến phì đại tâm thất và có liên quan đến các cơn đau tim, đột quỵ và suy tim. Vì vậy, ăn protein động vật có nồng độ photpho cao có thể làm tăng nồng độ hormone này trong cơ thể, từ đó gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.
Protein động vật, Sắt heme và Bức xạ tự do
Sắt là kim loại phong phú nhất trong cơ thể con người. Cơ thể tiêu thụ nó ở hai dạng: sắt heme, được tìm thấy nhiều trong thực phẩm động vật; và sắt nonheme được tìm thấy nhiều trong thực phẩm thực vật.
Một vấn đề với sắt heme là nó có thể chuyển đổi các chất oxy hóa ít phản ứng thành các gốc tự do phản ứng cao, có thể làm hỏng cấu trúc tế bào như protein, màng tế bào và DNA.
Sắt heme cũng có thể xúc tác sự hình thành hợp chất N-nitroso, chất gây ung thư mạnh, trong cơ thể. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi hấp thụ nhiều sắt heme có liên quan đến nhiều loại ung thư đường tiêu hóa cũng như các bệnh lý khác.
Sắt heme có tỷ lệ hấp thụ và sinh khả dụng cao hơn sắt nonheme. Tuy nhiên, bản thân sắt có thể gây ra ứng kích oxy hóa và tổn thương DNA, do đó, với sắt nói chung, không phải lúc nào “càng nhiều cũng càng tốt”.
Mặc dù chúng ta cần sắt, nhưng nhìn chung sự hấp thụ sắt từ chế độ ăn nguồn gốc thực vật là đầy đủ và chúng ta hoàn toàn có thể tránh các vấn đề liên quan đến sắt heme và các tiêu cực của thực phẩm động vật.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Nồng độ lưu huỳnh cao trong amino axit và các vấn đề về xương
Protein động vật có nồng độ axit amin chứa lưu huỳnh cao hơn, có thể gây ra trạng thái nhiễm toan nhẹ khi chuyển hóa. Một trong những cơ chế cơ thể sử dụng để bù đắp cho tình trạng nhiễm axit này là lọc canxi từ xương để trung hòa lượng axit tăng lên. Theo thời gian, điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương.
Đây được cho là một trong những lý do tại sao một số nghiên cứu đã phát hiện ra dân số tiêu thụ nhiều sữa hơn, cũng như tiêu thụ nhiều protein động vật nói chung, có tỷ lệ gãy xương cao hơn.
Protein động vật và Cholesterol
Hầu hết các loại thực phẩm động vật đều chứa chất béo bão hòa và cholesterol (điều này đúng với các loại thịt được gọi là “nạc” như thịt gà và cá hồi, bất kể chúng được chế biến như thế nào).
Là con người, chúng ta không cần tiêu thụ bất kỳ cholesterol nào, vì cơ thể tổng hợp tất cả các cholesterol cần thiết cho các chức năng sinh lý.
Việc ăn cholesterol bất chấp, thực tế là vấn đề đối với sức khỏe vì nó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim – hiện là nguyên nhân gây tử vong số 1 cho cả nam giới và nữ giới ở Hoa Kỳ.
Xơ vữa động mạch, hay các mảng cholesterol tích tụ trong thành mạch, đặc biệt ít phổ biến hơn trong chế độ ăn thuần chay nguồn gốc thực vật. Và một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn này thậm chí có thể đẩy lùi chứng xơ vữa động mạch.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Thực phẩm “chất lượng cao” thực sự
Với tất cả vấn đề trên, khía cạnh “chất lượng cao” của protein động vật có thể được mô tả thích hợp hơn là: “rủi ro cao”.
Bạn cũng không cần phải ám ảnh về việc nạp đủ protein nếu bạn đang ăn lượng hợp lý nhiều loại thực phẩm thực vật và đầy đủ calo.
Các axit amin cần thiết có cấu trúc giống hệt nhau bất kể từ nguồn nào. Tuy nhiên, có những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tùy thuộc vào việc các axit amin được đính kèm trong thực phẩm động vật hay thực vật. Tiến sĩ Walter Willett, chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng của Đại học Harvard, đã nói rất rõ:
“Đối với hệ thống trao đổi chất tham gia vào quá trình sản xuất và sửa chữa protein, việc axit amin đến từ protein động vật hay thực vật là không quan trọng. Tuy nhiên, protein không được tiêu thụ một cách cô lập. Thay vào đó, nó được đính kèm với một loạt các chất dinh dưỡng khác”.
Do đó, ông ấy khuyên bạn nên “nhấn mạnh vào nguồn protein thực vật hơn là nguồn động vật”.
Cuối cùng, thực phẩm thực vật là thực phẩm “chất lượng cao” thực sự mà chúng ta nên ăn để có sức khỏe tối ưu.
Bài viết được dịch từ www.forksoverknives.com
Dịch giả Trinh Lê