Kiến Thức Ăn Chay Kiến thức cho Người lớn

So sánh chế độ ăn Chay (Vegetarian) và Thuần Chay (Vegan)

4.2
(16)

Điểm giống nhau lớn nhất giữa chế độ độ Ăn Chay và Thuần chay là người ăn không ăn bất kỳ động vật nào : lợn, gà, bò, cá và tất cả các loài khác.

Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm ăn Chay và Thuần Chay đang được hiểu một cách chưa rõ ràng, bất kể trong hay ngoài cộng đồng ăn chay Việt. Ở phương Tây, nó được phân loại ra 2 khái niệm tương đương là Vegetarian và Vegan.

Ăn chay và Thuần Chay
Ăn Chay và Thuần Chay ( Vegetarian và Vegan )

Ăn Chay vs Thuần chay ( Vegetarian vs Vegan ) đang được dùng rộng rãi và phổ biến để đặt tên cho chế độ ăn kiêng (diet) hoặc tên gọi dành cho các món ăn/ thực phẩm. Chúng có thể sử dụng như danh từ hoặc tính từ. Và nhìn chung, hệ thống phân loại và diễn giải từ ngữ, cùng các khái niệm liên quan thì phương Tây có sự rõ ràng hơn so với Việt Nam.

Chúng ta cũng bắt đầu nào

1. Ăn Chay – Vegetarian

Vegetarian (noun/danh từ): a person who does not eat meat : someone whose diet consists wholly of vegetables, fruits, grains, nuts, and sometimes eggs or dairy products.

Nguồn: https://www.merriam-webster.com/dictionary/vegetarian

Dịch ra tiếng ViệtVegetarian: là người không ăn thịt, chế độ ăn bao gồm các loại rau củ, hoa quả, ngũ cốc, các loại hạt, và đôi khi bao gồm trứng và các sản phầm từ sữa. Với vegetarian, ta có thể chia ra 3 chế độ ăn nhỏ là:

  • Ovo-vegetarian: chỉ tiêu thụ trứng, không dùng các sản phầm từ sữa.
  • Lacto-vegetarian: tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, không tiêu thụ trứng.
  • Lacto-ovo vegetarian: tiêu thụ cả trứng và sữa.

Từ vegetarian bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ năm 1839.

Chay có thể hiểu theo nghĩa tương đương với vegetarian, tức là những người không ăn các thực phẩm từ thịt, cá mà thay vào đó là các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật; cùng với trứng và sữa, mật ong.

Đặt vào điều kiện về văn hoá và xã hội của Việt Nam, chay từng gắn liền với đạo Phật và tôn giáo. Nhiều người chọn việc ăn chay để tránh việc sát sinh. So với nhiều nước khác, Việt Nam có một nét văn hoá khác biệt là nhiều người, tuy không ăn chay thường xuyên (ăn chay trường) nhưng chọn 2 ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Một số người ăn chay không ăn trứng (vẫn tiêu thụ sản phầm từ sửa) vì lý do tránh việc sát sinh. Nhưng cùng với lý do trên, một số người ăn chay vẫn tiêu thụ trứng gà công nghiệp – trứng chưa được thụ tinh.

Ăn Chay và Ngũ Vị Tân

Một đặc điểm về văn hoá, xã hội ở Việt Nam khiến định nghĩa về Chay thêm phần phức tạp là sự loại bỏ ngũ vị tân trong việc ăn uống. Nhiều người ăn chay theo đạo Phật lựa không ăn ngũ vị tân – 5 loại gia vị bao gồm Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam.

Nếu hiểu chay theo nghĩa mở rộng, vượt khỏi phạm trù tôn giáo tín ngưỡng, thì ngũ vị tân vẫn thoả mãn là các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Ăn Chay ở Việt Nam, không đơn thuần là một chế độ ăn hay từ định tính cho một món ăn, mà nó còn gắn liền với văn hoá, xã hội của người Việt. Qua đó chúng ta cũng thấy được sự tiến hoá của ngôn ngữ, để theo kịp thời đại và cuộc sống hiện đại. Các phần sau mình sẽ viết tiếp về Thuần Chay vs Vegan và khái niệm liên quan.

2. Thuần Chay – Vegan

Vegan và Thuần Chay có thể coi là những khái niệm mới gần đây mới phổ biến hơn trong cộng đồng những người ăn chay và quan tâm tới sức khoẻ nói chung.

Thuần chay là chế độ ăn bao gồm các loại rau củ, hoa quả, ngũ cốc, các loại hạt, và không bao gồm trứng và các sản phầm từ sữa, cùng mật ong. Hiểu ngắn gọn, ngừoi ăn thuần chay hoặc các món thuần chay không sử dụng bất kì nguyên liệu nào có nguồn gốc từ động vật.

Một số quan điểm cho rằng thuần chay là không sử dụng cả thực phẩm giả mặn. Tuy nhiên, nếu về mặt kĩ thuật, thực phẩm giả mặn đều có nguồn gốc từ thực vật (ví dụ như đậu nành, mì căn, etc) – đều thoả mãn định nghĩa ở trên. Nhưng đứng trên khía cạnh về sức khoẻ, các thực phẩm giả mặn thường không được khuyến khích sử dụng vì chứa nhiều phụ gia thực phẩm chưa được kiểm chứng chất lượng từ các Bộ nghiên cứu khoa học. Nếu sử dụng các sản phẩm đã chứng nhận non-gmo từ Châu Âu, hoặc các tiêu chuẩn tối thiểu ở quốc gia sở tại thì có thể sẽ yên tâm hơn.

3. Kết Luận

Dù bạn hướng tới ăn chay hay ăn thuần chay, với mục đích vì sức khoẻ hay giảm thiểu tác động tới môi trường xung quanh thì việc hiểu đúng về 2 khái niệm này cũng sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn phù hợp cho bản thân. Chúc bạn có được những bữa chay ngon mỗi ngày!

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 4.2 / 5. Số phiếu bầu: 16

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Thống kê bài: (Lượt đọc "2.484" lần trên ngày, số lần 1 xem mỗi tiếng)