5 lý do tại sao đường bổ sung lại gây hại cho cơ thể

5
(2)

Đường là một loại carbohydrate đơn giản xuất hiện tự nhiên, hoặc cũng có thể được thêm vào một số loại thực phẩm và đồ uống. Tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như tăng nguy cơ thừa cân, tiểu đường, sâu răng,…

Nhiều nguồn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như các loại sản phẩm từ sữa, rau củ và trái cây đều có chứa đường tự nhiên, giúp làm tăng hương vị ngọt ngào của chúng.

Bổ sung những loại thực phẩm này trong chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng, vì chúng đi kèm với một loạt các chất dinh dưỡng khác có thể mang lại lợi ích sức khỏe có giá trị.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất có xu hướng thêm đường vào thực phẩm như ngũ cốc, bánh kẹo và một số loại đồ uống. Những loại đường bổ sung, hoặc đường tự do này chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Không như thực phẩm và đồ uống có chứa đường tự nhiên, những loại được thêm đường rất nghèo dinh dưỡng. Chúng càng không phải là một nguồn năng lượng tốt, vì cơ thể chuyển hóa lượng đường bổ sung này rất nhanh. Dùng quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe theo thời gian.

Nội dung sau sẽ đề cập đến năm lý do tại sao đường bổ sung lại gây hại cho sức khỏe con người.

Carbs vs sugar | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tác Hại Của Đường Bổ Sung Đối Với Sức Khỏe

Nghèo Dinh Dưỡng

Đường là một dạng calo rỗng và không có giá trị dinh dưỡng.

Nó làm tăng đáng kể hàm lượng calo trong bữa ăn và đồ uống mà không mang lại bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào. Cơ thể thường tiêu hóa những thức ăn và đồ uống này một cách nhanh chóng. Điều này có nghĩa rằng chúng không phải là một nguồn năng lượng tốt.

Những nguồn thực phẩm có chứa đường tự nhiên thì khác. Ví dụ, trái cây và các loại sản phẩm từ sữa có chứa đường tự nhiên. Cơ thể tiêu hóa những thực phẩm này với tốc độ chậm hơn, khiến chúng trở thành nguồn năng lượng lâu dài.

Những loại thực phẩm này thường chứa nhiều dưỡng chất bổ sung. Ngoài ra, chúng còn có chất xơ, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất khác.

Tại Hoa Kỳ, người lớn trung bình tiêu thụ khoảng 308 calo từ đường bổ sung mỗi ngày. Con số này vượt quá khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) là 100 calo từ đường bổ sung cho phụ nữ và 150 calo cho nam giới.

Tiêu thụ calo rỗng làm suy giảm lợi ích sức khỏe của các loại thực phẩm và đồ uống giàu giá trị dinh dưỡng khác. Nó cũng có thể gây ra mất sự cân bằng, nơi mà tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến nhiều biến chứng về mặt sức khỏe.

Đường bổ sung không cung cấp bất kỳ vitamin hoặc khoáng chất nào.

Đường bổ sung không cung cấp bất kỳ vitamin hay khoáng chất nào.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tăng Cân

Đây là một mối nguy đáng lo ngại của việc tiêu thụ quá nhiều đường trong chế độ ăn uống.

Trong hầu hết các trường hợp, thực phẩm và đồ uống có đường đều chứa nhiều calo. Tiêu thụ quá nhiều các sản phẩm này sẽ dẫn đến tăng cân, ngay cả khi bạn vẫn tập thể dục thường xuyên. Có bằng chứng thuyết phục cho thấy chế độ ăn uống quá ngọt là một nguyên nhân gây tăng cân.

Do cơ thể thường chuyển hóa các món ngọt rất nhanh nên chúng không thể thỏa mãn cơn đói trong một thời gian dài. Điều này có thể dẫn đến việc chúng ta mau đói bụng hơn và tiêu thụ nhiều calo hơn trong ngày.

Cũng có một số bằng chứng cho thấy đường có thể ảnh hưởng đến các cơ chế sinh hóa kiểm soát cơn đói. Leptin là một loại hormone kiểm soát cơn đói bằng cách xác định lượng năng lượng mà cơ thể cần. Sự gián đoạn chức năng của leptin có thể dẫn đến tăng cân và béo phì.

Một thử nghiệm năm 2011 trên chuột cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo và đường có thể dẫn đến kháng leptin. Kháng leptin xảy ra khi cơ thể không còn phản ứng với leptin một cách chính xác. Kết quả cho thấy việc loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống đã đảo ngược tình trạng kháng leptin.

Một nghiên cứu khác từ năm 2014 từng phát hiện rằng đồ uống có đường có thể là một vấn đề cụ thể đối với việc kháng leptin.

Điều quan trọng cần lưu ý là bản thân đường không gây tăng cân và béo phì. Đường là một trong nhiều nguyên nhân. Thừa cân hoặc béo phì là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa dinh dưỡng, hoạt động thể chất, di truyền, cũng như các yếu tố xã hội và môi trường.

Tuy nhiên, hạn chế lượng đường trong chế độ ăn uống là một trong những cách đơn giản nhất để phòng ngừa tăng cân.

Bệnh Tiểu Đường

Có một mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đường gây ra bệnh tiểu đường là không đúng. Bất kỳ chế độ ăn uống nhiều calo nào cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, chế độ ăn nhiều đường thường chứa nhiều calo. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đồ uống có đường đặc biệt có hại.

Một phân tích tổng hợp dữ liệu từ 310.819 người cho thấy những người sử dụng nhiều đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 26% so với những người uống ít hơn. Nghiên cứu đã định nghĩa “dùng quá mức” là từ một đến hai loại đồ uống có đường mỗi ngày.

Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo nên tránh sử dụng đồ uống có đường.

Sử dụng soda hoặc đồ uống có đường khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của một người.

Sử dụng soda hoặc đồ uống có đường khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của một người.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Sâu Răng

Ăn ngọt có thể gây sâu răng, dẫn đến sự phát triển của sâu răng.

Sau khi ăn đường, vi khuẩn trong miệng hình thành một lớp mảng bám mỏng trên răng. Những vi khuẩn này phản ứng với đường có trong thực phẩm và đồ uống. Quá trình này kích hoạt giải phóng một loại axit gây hại cho răng.

Cơ thể có khả năng phục hồi một phần tác hại này. Tuy nhiên, theo thời gian, chế độ ăn nhiều đường sẽ gây ra những thương tổn lâu dài. Điều này có thể dẫn đến sâu răng.

Sâu răng là những lỗ nhỏ hoặc lỗ hổng xuất hiện trên răng. Hạn chế ăn đồ ngọt là một trong những cách hiệu quả để ngừa sâu răng.

Bệnh Tim Mạch

Chế độ ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Dựa trên kết quả của một nghiên cứu kéo dài 15 năm, những người có chế độ ăn nhiều đường bổ sung về cơ bản có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn những người có chế độ ăn ít đường.

Một lần nữa, có bằng chứng cho thấy rằng đồ uống có đường có liên quan chặt chẽ đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều này có thể là do chúng thường chứa rất nhiều calo, không có khả năng kiềm chế cơn đói và cung cấp rất ít năng lượng.

Mặc dù có một mối liên hệ rõ ràng nhưng sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa đường và bệnh tim mạch.

t2d 24703 carbohydrates and type 2 diabetes 1080x412 1 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Cảnh Giác Với Các Loại Đường Bổ Sung

Đường bổ sung có thể được tìm thấy trong nhiều loại hàng hóa không ngờ đến. Kiểm tra danh sách thành phần của thực phẩm trước khi mua là một cách để tránh ăn phải đường bổ sung.

Tuy nhiên, một số nhãn thành phần lại gây khó khăn cho việc xác định xem chúng có chứa thêm đường hay không do có nhiều tên gọi. Sau đây là một số ví dụ về tên gọi khác của đường bổ sung:

  • Dextrose
  • Sacaroza
  • Mật hoa agave (Agave nectar)
  • Maltose
  • Mật đường (Molasses)
  • Mật ong
  • Xi-rô ngô fructose cao (High-fructose corn syrup)
  • Xi-rô ngô (Corn sweetener)
  • Đường trái cây (Crystalline fructose)
  • Nước ép cô đặc (Evaporated cane juice)

Để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tốt nhất nam giới nên tiêu thụ không quá 36 gram (g) đường bổ sung và nữ giới tiêu thụ không quá 25 g mỗi ngày. Đây là khuyến nghị từ AHA. Hiện tại, một người bình thường ở Mỹ tiêu thụ nhiều hơn những giới hạn này.

Mật ong là một trong những mặt hàng thực phẩm có chứa đường bổ sung.

Mật ong là một trong những mặt hàng thực phẩm có chứa đường bổ sung.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tổng Kết

Bản thân đường không phải là không có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, tiêu thụ nguồn đường tự nhiên sẽ tốt cho sức khỏe hơn là tiêu thụ đường bổ sung. Sử dụng quá nhiều đường trong chế độ ăn uống có thể gây hại cho sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim mạch, tăng cân và tiểu đường.

Để nhận biết về lượng đường được bổ sung trong các loại mặt hàng thực phẩm, điều quan trọng cần lưu ý là mọi người phải đọc kỹ nhãn thành phần trên bao bì của chúng.

Có thể bạn quan tâm: Đường Phá Vỡ Hệ Vi Sinh và Hệ Miễn Dịch, Dẫn Đến Rối Loạn Chuyển Hóa


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 2

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.