Nước trái cây gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng giống như đồ uống có đường

5
(1)

Hai chuyên gia y tế đã lập luận trong một bài báo được đăng trên tạp chí The Lancet rằng, do hàm lượng đường cao, nước trái cây cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe chúng ta tương tự như những loại đồ uống có đường khác, điển hình là nước có ga và nước ngọt.

Naveed Sattar, giáo sư Y học trao đổi chất và Tiến sĩ Jason Gill, cả hai đều đến từ Viện Khoa học Tim mạch và Y tế tại Đại học Glasgow ở Scotland, đã kiến nghị chính phủ Anh loại nước trái cây ra khỏi danh sách trái cây và rau củ được tính vào khuyến nghị “Năm phần Một ngày”.

juice cleanse 89120 a 8f02da4fce3f463abd578d2b1c8b1165 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Trong bài báo được đăng trên tạp chí The Lancet Diabetes & Endocrinology, họ cho rằng không nên xem nước trái cây như 1 trong 5 phần rau củ quả được khuyến nghị hằng ngày. Vì nó khiến mọi người tin rằng đây là một nguồn cung cấp dinh dưỡng không cần hạn chế, trái ngược với các loại thực phẩm kém lành mạnh.

Họ cũng kêu gọi các công ty thực phẩm cần cải thiện nhãn thông tin dinh dưỡng trên hộp đựng nước trái cây để khuyến cáo cho người tiêu dùng rằng họ không nên uống quá 150 ml mỗi ngày.

Nước trái cây giờ đây đã trở thành tâm điểm chú ý, kể từ khi các chuyên gia y tế đã bắt đầu nghiên cứu kỹ hơn mối liên hệ giữa chế độ ăn ngọt và nguy cơ mắc bệnh tim.

Vào năm 2012, các nhà nghiên cứu tại Harvard đã tiết lộ trên tạp chí Circulation rằng việc sử dụng đồ uống có đường mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở nam giới. Hai năm trước đó, các chuyên gia trình bày tại một cuộc họp của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng việc người Mỹ uống nhiều đồ uống có đường có liên quan đến sự gia tăng bệnh tiểu đường và bệnh tim.

sugary drinks linked risk early onset colorectal cancer 1440x810 1 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Nước Trái Cây Không Phải Là Một Lựa Chọn Ít Ngọt Để Thay Cho Đồ Uống Có Đường

Theo Tiến sĩ Gill: “Dường như có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng nước ép trái cây và sinh tố đều là những lựa chọn thay thế tốt hơn cho đồ uống có đường.”

GS Sattar giải thích: “Nước trái cây có cùng mật độ năng lượng và hàm lượng đường tương đương với nhiều loại đồ uống có đường khác. Ví dụ, 250 ml nước táo thường chứa 110 kcal và 26 gam đường, trong khi 250 ml cola có chứa 105 calo và 26.5 gam đường.”

Theo ông, các nghiên cứu đang bắt đầu cho thấy rằng uống nhiều nước ép trái cây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường; trái ngược với việc ăn trái cây nguyên quả, dường như có liên quan đến khả năng giảm tiểu đường hoặc có nguy cơ nhẹ.

fruit trans NvBQzQNjv4BqgCXocDQF5kP7s3jSjli3eHnk4Br5GiVFovEsrgivlFU | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Ông nói thêm: “Về cơ bản, một ly nước trái cây có chứa lượng đường nhiều hơn một lát trái cây. Hơn nữa, nhiều đặc tính có lợi của trái cây – chẳng hạn như chất xơ – cũng không có trong nước trái cây hoặc vẫn có, nhưng ở hàm lượng khá thấp.”

Tiến sĩ Gill nói: “Ngoài ra, dù cho nước trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất mà đồ uống có đường gần như không có, thì hàm lượng dưỡng chất trong nước trái cây cũng không đủ để bù đắp ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến sự trao đổi chất từ việc tiêu thụ quá nhiều.”

Trong bài báo này, họ có đề cập đến một nghiên cứu, trong đó mọi người uống nửa lít nước nho mỗi ngày trong 3 tháng. Mặc dù chúng rất giàu chất chống oxy hóa, nhưng loại nước ép này có liên quan đến mức độ kháng insulin cao hơn và kích thước vòng eo to hơn ở những người thừa cân.

Một ly nước trái cây về cơ bản chứa nhiều đường hơn một lát trái cây.

“Một ly nước trái cây về cơ bản chứa nhiều đường hơn một lát trái cây.”

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Thiếu Sót Của Cộng Đồng Về Lượng Đường Trong Nước Trái Cây

Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến với hơn 2.000 người để đánh giá nhận thức của cộng đồng về lượng đường của đồ uống trái cây. Những người được hỏi được hướng dẫn xem xét hình ảnh của các hộp đựng đồ uống không cồn và ước tính xem mỗi hộp chứa bao nhiêu muỗng cà phê đường.

Kết quả cho thấy, mặc dù tất cả các loại đồ uống đều có hàm lượng đường tương tự nhau, nhưng trung bình có đến 48% những người được hỏi đều đánh giá thấp hàm lượng đường chứa trong nước trái cây và sinh tố, 12% đánh giá quá cao hàm lượng đường trung bình của đồ uống có ga.

Theo Sattar, có những lập luận rất thuyết phục khi tính phí hoặc nhắm mục tiêu vào đồ uống có đường theo một cách nào đó nhằm giảm lượng tiêu thụ vì lợi ích sức khỏe cộng đồng.

Nhưng ông và Tiến sĩ Gill không đi xa đến mức vận động trẻ em không nên uống nước trái cây, như một số người dân nước Mỹ đã từng làm. Dù vậy, họ vẫn kêu gọi các cơ quan y tế công cộng đưa nước trái cây vào bất kỳ cuộc thảo luận nào về đồ uống có đường.

Có thể bạn quan tâm: Đường Phá Vỡ Hệ Vi Sinh và Hệ Miễn Dịch, Dẫn Đến Rối Loạn Chuyển Hóa


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 1

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.