7 loại thảo mộc giúp hỗ trợ giảm cholesterol hiệu quả nhất

4
(1)

Cholesterol là một phần quan trọng của cơ thể con người, nhưng có quá nhiều loại cụ thể có thể gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại thảo mộc như củ nghệ và hương thảo, có thể giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, nghiên cứu bổ sung là cần thiết để đánh giá tác động của chúng đối với lượng cholesterol trong cơ thể mỗi người.

Cholesterol là chất béo, không tan trong nước, nó được vận chuyển trong máu nhờ lipoprotein được sản xuất từ gan. Lượng cholesterol mà gan tạo ra có thể bị ảnh hưởng bởi gen và lối sống của một người. Khi tích tụ quá mức, chúng có thể gây tắc nghẽn và dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

Tuy nhiên, không phải tất cả cholesterol đều có hại. Cholesterol gắn với hai loại lipoprotein chính:

  • Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL): Thường được gọi là cholesterol “xấu”. Nếu nồng độ LDL trong máu quá cao, chúng sẽ lắng đọng lại trong thành mạch máu và tạo ra các mảng vữa xơ, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông (có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ).
  • Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL): Đây là cholesterol “tốt”, chúng giúp đưa LDL quay trở lại gan để loại bỏ khỏi cơ thể, giúp giảm hình thành vữa xơ mạch máu.

Khi kiểm tra mức độ cholesterol, các chuyên gia cũng thường xem xét mức độ chất béo trung tính. Những chất béo này lưu trữ năng lượng dư thừa từ chế độ ăn uống của chúng ta và có thể góp phần làm tăng mức cholesterol LDL dư thừa.

Một số phương pháp điều trị, bao gồm dùng thuốc và thay đổi lối sống, có thể giúp giảm cholesterol LDL.

Ngoài ra, có thể thấy rằng việc sử dụng thực phẩm chức năng từ thảo dược có thể giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, trước khi bổ sung, mọi người cần tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ trước.

1 16409122045761670237313 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

7 Loại Thảo Mộc Giúp Giảm Cholesterol Hiệu Quả

Hạt và Lá Cỏ Cà Ri

Các nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung cỏ cà ri có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu.

Theo một phân tích tổng hợp năm 2020, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bằng chứng ủng hộ việc sử dụng các thực phẩm bổ sung cỏ cà ri có thể giúp giảm cholesterol ở những bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý rằng cần có thêm các nghiên cứu chất lượng cao.

Tinh Chất Lá Atisô

Mọi người có thể tiêu thụ atisô như một phần của chế độ ăn uống bổ dưỡng, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải. Một số nghiên cứu trong nhiều năm đã xem xét cách atisô ảnh hưởng đến mức cholesterol.

Theo phân tích tổng hợp năm 2018, tinh chất lá atisô có thể giảm cholesterol LDL và chất béo trung tính. Nhóm nghiên cứu tuyên bố rằng việc sử dụng các thực phẩm bổ sung được chiết xuất từ lá atisô có thể hoạt động kết hợp với liệu pháp hạ lipid máu, đặc biệt ở những người bị tăng lipid máu. Đây là khi cơ thể của họ có quá nhiều chất béo như cholesterol và chất béo trung tính.

Cỏ Thi

Cỏ thi là một loại thảo mộc trên mặt đất, có hoa đã được sử dụng trong nền y học truyền thống trong nhiều năm. Một số bằng chứng cho thấy nó có thể có tác dụng làm giảm cholesterol.

Trong một nghiên cứu trước đó từ năm 2012, kết quả cho thấy rằng loại thảo mộc này giúp giảm mức cholesterol ở gà nuôi lấy thịt. Tuy nhiên, những phát hiện này có thể không áp dụng được cho con người vì mục đích của nghiên cứu là xem xét cách giảm việc sử dụng kháng sinh ở gà.

Một nghiên cứu năm 2019 phát hiện ra rằng tinh chất cỏ thi có dấu hiệu thay đổi lipid trong ống nghiệm, nghĩa là bên ngoài các sinh vật sống. Tuy nhiên, các tác giả đã không đề cập đến việc sử dụng nó để giảm cholesterol tổng thể. Thay vào đó, họ cho rằng nó có thể được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tụy.

Uống thực phẩm chức năng được chiết xuất từ cỏ thi có thể giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng cụ thể về nó hiện vẫn còn hạn chế.

Uống thực phẩm chức năng được chiết xuất từ cỏ thi có thể giúp giảm cholesterol.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Húng Quế

Húng quế là một loại thảo mộc có vị cay, đắng mà người ta có thể ăn sống hoặc được kết hợp như một loại nguyên liệu cho món ăn.

Một nghiên cứu năm 2018 đã điều tra ảnh hưởng của húng quế đối với người lớn từ 40 tuổi trở lên bị rối loạn chuyển hóa. Kết quả cho thấy rằng liều lượng cao đã làm giảm cholesterol toàn phần và LDL. Một người cần tiêu thụ ít nhất 1 gam (g) mỗi ngày để đạt được hiệu quả này.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng những công dụng này chỉ là nhất thời. Họ không đảm bảo rằng liệu sử dụng lâu dài có thể mang đến tác dụng lâu dài hay không.

Gừng

Gừng là một loại thảo mộc phổ biến mà mọi người sử dụng trong nhiều món ăn lấy cảm hứng từ châu Á. Nó mang lại hương vị ngọt ngào, nồng ấm cho một số món ăn. Nhiều người cũng sử dụng gừng như một loại thực phẩm bổ sung để giúp điều trị một số vấn đề sức khỏe khác nhau.

Theo đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp năm 2018, các nhà nghiên cứu đã xem xét 12 thử nghiệm. Các nghiên cứu cho thấy rằng liều lượng gừng thấp, ít hơn 2 g mỗi ngày, có tác dụng hiệu quả trong việc giảm lượng chất béo trung tính và cả cholesterol LDL.

Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng các nghiên cứu bổ sung, chất lượng cao hơn là cần thiết để chứng minh đầy đủ hiệu quả của nó trong việc giảm cholesterol cao.

Bạn có thể thêm gừng vào chế độ ăn uống của mình hoặc cân nhắc dùng đến thực phẩm bổ sung.

make your own ginger simple syrup 760215 hero 01 2214b9d925cd408989aea61475f4b87c | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Nghệ

Nghệ là một loại gia vị phổ biến trong nấu ăn ở Trung Đông và Ấn Độ. Mọi người biết đến nó nhờ màu vàng đặc trưng và hương vị đất. Một số người cũng sử dụng nó trong nền y học truyền thống vì nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng.

Một nghiên cứu năm 2017 đã kiểm tra tác động của thành phần hoạt chất curcumin của nghệ đối với nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nghệ và curcumin có thể bảo vệ bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách cải thiện nồng độ lipid huyết thanh.

Tuy nhiên, họ lưu ý rằng các nghiên cứu bổ sung, có chất lượng là điều cần thiết để giúp chứng minh tính hiệu quả của nó cũng như cung cấp thông tin an toàn và liều lượng phù hợp.

Hương Thảo

Hương thảo cũng có thể có một số tác động tích cực đến mức cholesterol của một người.

Theo một nghiên cứu trước đó từ năm 2014, những người dùng từ 2 đến 5 hoặc 10 g bột hương thảo mỗi ngày đã giảm được mức cholesterol toàn phần. Họ cho rằng loại thảo mộc này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính khác.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ sử dụng một cỡ mẫu nhỏ, vì vậy cần nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận chắc chắn hơn.

uses and benefits of rosemary leaf | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Góc Nhìn

Nồng độ cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch của một người. Cholesterol có thể tích tụ trong động mạch, cản trở lưu lượng máu đến tim, có khả năng gây ra cơn đau tim, hoặc não, gây đột quỵ.

Mỗi người nên thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ về quá trình điều trị. Không nên tự ý ngưng thuốc hạ cholesterol mà chưa thông qua ý kiến bác sĩ trước.

Bạn cũng nên thận trọng khi dùng đến thực phẩm chức năng và hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về loại mà bạn dự định dùng. Vì một số thực phẩm chức năng có thể can thiệp hoặc tương kỵ với các loại thuốc mà bạn đang dùng.

Để giảm cholesterol, việc thay đổi lối sống như hoạt động thể chất hoặc tập thể dục thường xuyên, có thể mang lại hiệu quả. Ngoài ra, thực hiện các thay đổi về chế độ ăn uống, chẳng hạn như áp dụng chế độ ăn uống được khuyến nghị bởi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), chế độ ăn Địa Trung Hải, cũng có thể hữu ích.

Bằng cách thực hiện các bước để quản lý cholesterol và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác, một người có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh như thường.

Một số loại thảo mộc như củ nghệ và hương thảo, có thể giúp giảm cholesterol.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tổng Kết

Một số loại thảo mộc có thể có đặc tính chữa bệnh có thể giúp điều trị các bệnh như cholesterol. Những loại thực phẩm bổ sung và thay đổi chế độ ăn uống và cách chúng ảnh hưởng đến cholesterol đôi khi không có nghiên cứu xác thực nào kiểm tra chúng.

Một người cần tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với thực phẩm bổ sung hoặc thuốc để ngăn ngừa các tương tác tiềm ẩn.

Điều này nói lên rằng, kết hợp các loại thảo mộc, chẳng hạn như nghệ và hương thảo, vào chế độ ăn uống có thể giúp hỗ trợ giảm cholesterol. Chúng cũng có thể bổ sung thêm hương vị cho món ăn, giúp cho thực phẩm bổ dưỡng trở nên hấp dẫn hơn.

Có thể bạn quan tâm: Những Loại Hạt Giúp Giảm Cholesterol Tốt Nhất


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 4 / 5. Số phiếu bầu: 1

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.