Ăn nhiều thịt đỏ có thể làm tăng 22% nguy cơ tim mạch

0
(0)
  • Những người trên 65 tuổi ăn thịt đỏ có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, dựa theo một nghiên cứu quan sát trên quy mô lớn mới đây.
  • Trong hơn 12.5 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ rõ ràng giữa chứng xơ vữa động mạch và các chất chuyển hóa trong hệ vi sinh vật được hình thành để phản ứng với thói quen ăn thịt đỏ, nhưng không phải thịt trắng.
  • Nghiên cứu cũng cho thấy ăn thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh do hàm lượng glucose và insulin trong máu, chứ không phải do cao huyết áp hay cholesterol trong máu.

Quá trình bệnh lý dẫn đến bệnh tim mạch vành, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại vi được gọi là bệnh tim mạch xơ vữa động mạch, hoặc ASCVD.

Trong khi nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng ăn thịt đỏ có thể kích hoạt quá trình này, nhưng cơ chế mà điều này có thể xảy ra vẫn chưa được biết rõ. Mới đây, một nghiên cứu từ Đại học Tufts ở Medford, Massachusetts đã có thể xác định được mối liên hệ giữa thịt đỏ và chứng xơ vữa động mạch, ít nhất là ở những người trên 65 tuổi.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn thịt đỏ dẫn đến sự hình thành các chất chuyển hóa trong hệ vi sinh vật của cơ thể có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ASCVD ở những người trên 65 tuổi.

Nghiên cứu này đã được công bố trên các tạp chí Xơ cứng động mạch, Huyết khối và Sinh học mạch máu.

Các nhà khoa học đã tìm ra lời giải thích thỏa đáng cho việc tại sao thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Các nhà khoa học đã tìm ra lời giải thích thỏa đáng cho việc tại sao thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Mỗi Phần Ăn Đều Góp Phần Làm Tăng Nguy Cơ

Nhận thức được bất kỳ mối liên hệ nào giữa thịt và ASCVD là vô cùng quan trọng đối với những người lớn tuổi, những người có thể cần protein để bù đắp cho khối lượng cơ và sức mạnh bị mất.

Nghiên cứu cho thấy ăn 1.1 phần (170 – 210 g) thịt đỏ mỗi ngày làm tăng 22% nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.

Tiến sĩ Meng Wang – Tác giả chính của nghiên cứu và là học giả hậu tiến sĩ tại Trường Khoa học và Chính sách Dinh dưỡng Friedman của Đại học Tufts, nói với Medical News Today rằng người nào ăn thịt trong cả 3 bữa mỗi ngày sẽ làm tăng 82% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu được thu thập từ hơn 4.000 nam giới và phụ nữ trên 65 tuổi tham gia vào quan sát dài hạn Nghiên cứu Sức khỏe Tim mạch, do Viện Y tế Quốc gia thực hiện.

Tiến sĩ Alex Moorman – bác sĩ tim mạch tại UW Medicine ở Seattle, Washington, người không tham gia vào nghiên cứu, nói với MNT rằng nghiên cứu giúp xác định cơ chế đằng sau mối liên hệ này.

“Đây là một nghiên cứu thú vị và mới lạ, quan sát được điều gì đã làm trung gian cho tỷ lệ ASCVD khi ăn nhiều thực phẩm động vật hơn. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh nguy cơ gia tăng liên quan đến thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, nhưng lý do của điều này là chưa rõ ràng.”

vbxcgbxzbxzbx | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Các Chất Chuyển Hóa Từ Thịt và Hệ Vi Sinh Đường Ruột

Các chất chuyển hóa được xác định bởi nghiên cứu là trimethylamine N-oxide (một chất hữu cơ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch) và các chất trung gian chính như gamma-butyrobetaine và crotonobetaine (hai chất này đều là carnitine, chúng tập trung trong các mô như cơ xương và cơ tim để chuyển hóa axit béo).

Tiến sĩ Wilson Tang thuộc Phòng khám Cleveland, nói với MNT rằng: “Những phát hiện của nghiên cứu phản ánh sự hiểu biết ngày càng tăng rằng các con đường trao đổi chất liên quan đến carnitine được điều chỉnh bởi hệ vi sinh vật đường ruột có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch ngay cả khi dữ liệu chế độ ăn uống tự khai báo được sử dụng để phân tích.”

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Tang lưu ý: “Các nghiên cứu mô hình trên động vật đã chứng minh rằng sự tích tụ của các chất chuyển hóa này làm tăng tải lượng xơ vữa động mạch và thúc đẩy các chất trung gian hình thành mảng bám.”

Vị tiến sĩ giải thích: “Nói cách khác, mọi thứ chúng ta ăn đều được biến đổi bởi vi khuẩn sống bên trong cơ thể, mặc dù điều này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số chất chuyển hóa cụ thể có thể gây ra các bệnh như xơ vữa động mạch và dẫn đến các biến chứng tim mạch nghiêm trọng trong tương lai.”

Các nhà khoa học không nhận thấy bất kì nguy cơ gia tăng các bệnh tim do các chất chuyển hóa nào ở người ăn thịt gia cầm, trứng hoặc cá.

Có thể bạn quan tâm: Ăn Ít Thịt Có Làm Giảm Nguy Cơ Ung Thư Không?

Screenshot 2022 04 28 at 14.09.54 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Thực Phẩm Bổ Sung L-Carnitine và Sắt Heme

Cũng như sắt heme, TMAO có nguồn gốc từ L-carnitine, một loại thực phẩm chức năng thể hình phổ biến. Tiến sĩ Wang khuyên mọi người nên thận trọng cho đến khi tác dụng phụ đối với sức khỏe của những loại thực phẩm chức năng này được làm rõ.

Tiến sĩ Moorman lưu ý rằng: “Không có bất kì bằng chứng nào cho thấy những thực phẩm bổ sung này có lợi cho sức khỏe và nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chúng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực.”

Người không tham gia vào nghiên cứu, Tiến sĩ Linda Van Horn – Trưởng bộ phận dinh dưỡng thuộc Khoa Y tế Dự phòng tại Trường Y khoa Feinberg của Northwestern ở Chicago, nói với MNT rằng:

“Dùng bất kỳ thực phẩm bổ sung nào cũng có thể gây hại nếu người dùng đang cố gắng bù đắp cho một chế độ ăn uống kém chất lượng, thiếu các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tổng thể tối ưu.”

control tiny doctors high blood pressure medical checkup people with tonometer checking patients risk hypertension flat vector illustration cardiology cardiovascular disease concept 74855 21811 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Chất Béo Bão Hòa và Lượng Cholesterol

Nghiên cứu cũng cho thấy việc ăn thịt đỏ có liên quan đến lượng đường huyết và insulin, cũng như chứng viêm hệ thống đối với các loại thịt chế biến sẵn và tăng nguy cơ mắc ASCVD.

Đáng ngạc nhiên là không có mối quan hệ rõ ràng nào giữa cao huyết áp hay cholesterol trong máu với nguy cơ mắc ASCVD được tìm thấy khi ăn thịt.

Tiến sĩ Moorman cho biết: “Điều quan trọng là phải chứng minh rằng cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn không ảnh hưởng đến nguy cơ do những loại thực phẩm này gây ra. Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng ủng hộ lợi ích của chế độ ăn Địa Trung Hải với nhiều cá và gia cầm, cũng như chế độ ăn chay hoặc thuần chay chú trọng thực vật.”

Tiến sĩ Wang nhớ lại: “Chúng tôi rất ngạc nhiên vì hầu hết sự tập trung vào lượng thịt và sức khỏe đều xoay quanh chất béo bão hòa trong chế độ ăn và ảnh hưởng của nó đối với mức cholesterol trong máu. Tuy nhiên, trong nghiên cứu lần này, hàm lượng cholesterol trong máu không giải thích được mối liên hệ giữa việc ăn thịt và nguy cơ tim mạch.”

Tiến sĩ Wang nói: “Trên thực tế, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống không phải là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch và ảnh hưởng sức khỏe của nó phụ thuộc vào nguồn thực phẩm.”

“Phát hiện của chúng tôi phù hợp với những bằng chứng mới này và cho thấy rằng các thành phần trong thịt đỏ như L-carnitine và sắt heme (có liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2) có thể đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe hơn chất béo bão hòa và cần được nghiên cứu thêm.”

Tiến sĩ Meng Wang

snap1012 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tiến sĩ Moorman đề nghị thận trọng: “Cần thận trọng, vì đây không phải là những gì nghiên cứu chứng minh. Nó chỉ cho ta thấy rằng ảnh hưởng đến huyết áp hay lượng cholesterol trong máu không phải là yếu tố trung gian chính dẫn đến nguy cơ do ăn thịt đỏ và thịt đã qua chế biến.”

Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi có hàng tá bằng chứng kéo dài nhiều thập kỷ chỉ ra rằng huyết áp và lượng cholesterol trong máu là những yếu tố nguy cơ chính của ASCVD, đồng thời cao huyết áp và lượng lipoprotein gây xơ vữa cao (apoB) là nguyên nhân dẫn đến ASCVD.”

“Chất béo bão hòa và cholesterol trong chế độ ăn uống truyền thống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) do ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến lipid máu, đặc biệt là cholesterol LDL). Nghiên cứu này bổ sung bằng chứng cho thấy thịt đỏ có những ảnh hưởng mới khác ở cấp độ hệ vi sinh vật. Điều này ủng hộ lập luận rằng đây có thể trở thành một dấu ấn sinh học mới về các mối nguy liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống.”

— Tiến sĩ Linda Van Horn


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.