Thay thế thịt đỏ bằng protein thực vật có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

5
(2)
  • Một nghiên cứu mới cho thấy ăn nhiều hơn một khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Tiêu thụ nhiều nguồn protein từ thực vật thay cho thịt đỏ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Chỉ số BMI cao là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và chế độ ăn dựa trên thực vật có liên quan đến việc giảm cân.

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang gia tăng ở Hoa Kỳ, khiến nó trở thành một mối lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe. Chế độ ăn uống là một yếu tố đóng vai trò chính trong sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Theo nghiên cứu mới đây, ngay cả những người chỉ ăn hai phần thịt đỏ mỗi tuần cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người ăn ít hơn.

Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại hạt và đậu thay vì thịt đỏ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Trưởng nhóm nghiên cứu Xiao Gu, nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Khoa Dinh dưỡng, nêu rõ trong một thông cáo báo chí rằng:

“Những phát hiện của chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ các hướng dẫn về chế độ ăn uống khuyến nghị hạn chế tiêu thụ thịt đỏ. Điều này áp dụng cho cả thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến.”

Giảm tiêu thụ thịt đỏ hàng tuần có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Giảm tiêu thụ thịt đỏ hàng tuần có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tại Sao Thịt Đỏ Làm Tăng Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2?

Một trong những nguyên nhân là thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa hơn so với các nguồn protein khác.

Tiến sĩ Mireille Serlie, bác sĩ nội tiết tại Trường Y Yale, cho biết: “Chất béo bão hòa có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào beta và độ nhạy insulin, về lâu dài có thể dẫn đến tăng đường huyết/tiểu đường.”

Cô cũng nói với Medical News Today rằng chất béo bão hòa có thể ảnh hưởng đến các vùng não kiểm soát sự thèm ăn.

Serlie giải thích rằng ăn quá nhiều chất béo bão hòa trong thời gian dài, đặc biệt là khi nó kết hợp với đồ ngọt, có thể cản trở khả năng điều chỉnh sự thèm ăn của não và dẫn đến tình trạng ăn uống mất kiểm soát.

Theo ghi nhận của nhóm nghiên cứu, BMI (chỉ số khối cơ thể) có liên quan đến lượng tiêu thụ thịt đỏ và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Serlie lưu ý rằng những người báo cáo ăn nhiều thịt đỏ nhất dường như cũng tiêu thụ nhiều calo hơn về tổng thể, dựa trên dữ liệu từ lượng calo tiêu thụ của nhóm nghiên cứu trên báo (bảng 1).

Ellen Liskov, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại Bệnh viện Yale New Haven, người không tham gia vào nghiên cứu, đồng tình rằng:

“Ăn thịt đỏ, đặc biệt là thịt đỏ đã qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói và thịt nguội, có liên quan đến lượng chất béo bão hòa cao hơn, có thể khiến một người kháng insulin nhiều hơn và làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.”

Liskov nói thêm: “Những người ăn nhiều thịt đỏ hơn cũng có xu hướng hấp thụ ít chất béo có lợi hơn, loại chất béo này có thể cải thiện độ nhạy insulin và khả năng hấp thụ glucose.

Tiêu thụ nhiều chất sắt hoặc nitrat (thịt chế biến sẵn) có ảnh hưởng đến rủi ro, nhưng thông tin này ít phổ biến hơn nhiều so với thông tin liên quan đến việc ăn nhiều thịt đỏ/thịt chế biến.”

Đáng chú ý là trong nghiên cứu này, một phần thịt đỏ chưa qua chế biến được định lượng là 85 gram. Điều này tương đương với khoảng 3 ounce hoặc kích thước của một bộ bài tiêu chuẩn.

Do Humans Need Meat Blog Hero

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Lợi Ích Của Chế Độ Ăn Dựa Trên Thực Vật

Một trong những phát hiện chính khác của nghiên cứu này là việc thay thế thịt đỏ bằng các nguồn protein từ thực vật, chẳng hạn như các loại hạt và cây họ đậu, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Liskov cho biết: “Sự gia tăng tỷ lệ mỡ trong cơ thể là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và chế độ ăn dựa trên thực vật, đặc biệt là chế độ ăn thuần chay, có liên quan đến việc giảm trọng lượng cơ thể nói chung.”

Trong nghiên cứu này, các loại hạt và cây họ đậu được chứng minh là nguồn protein thực vật hiệu quả nhất trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chất béo có trong các loại hạt rất tốt cho bạn, vì chúng chủ yếu là chất béo không bão hòa đa và chứa rất ít chất béo bão hòa.

Đậu là nguồn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, chứa tinh bột kháng/tinh bột tiêu hóa chậm và rất ít chất béo bão hòa (thành phần dinh dưỡng có liên quan đến tình trạng kháng insulin, như đã đề cập ở trên).

Theo Liskov, chế độ ăn dựa trên thực vật được lên kế hoạch cẩn thận sẽ giúp giảm lượng chất béo bão hòa, tăng lượng chất xơ, ưu tiên chất béo tốt và cung cấp nhiều yếu tố chống oxy hóa.

Có thể bạn quan tâm: 9 Lợi Ích Khoa Học Khi Áp Dụng Chế Độ Ăn Chú Trọng Thực Vật

vvsdvsdv

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Cách Kết Hợp Nhiều Thực Phẩm Thực Vật Hơn Vào Chế Độ Ăn Uống Của Bạn

Liskov nói: Meatless Monday là một chiến dịch quốc tế khuyến khích mọi người không ăn thịt vào Thứ Hai nhằm cải thiện sức khỏe của họ và sức khỏe của hành tinh.

Đây có thể là một cách tuyệt vời để bạn bắt đầu. Điều quan trọng nữa là phải chú ý đến khẩu phần ăn và cách phân bổ các nhóm thực phẩm khác nhau.”

“Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm lượng thịt (hoặc protein động vật) trên đĩa ăn của mình xuống khoảng 1/4 và thay thế bằng nhiều rau củ và trái cây hơn. Nui và mì được làm từ đậu cũng là những bữa ăn đơn giản và rẻ tiền. Hãy ăn nhẹ với các loại hạt và trái cây tươi!”

— Chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký Ellen Liskov

Liskov gợi ý rằng trong công thức yêu cầu thịt xay, bạn có thể cắt giảm lượng thịt và dùng một ít nấm hoặc cà tím nấu chín thái nhỏ để trộn vào.

Đối với một bữa ăn nhẹ, cô khuyên dùng các loại hạt còn nguyên vỏ – vì chúng là một lựa chọn lành mạnh (chưa qua chế biến, thơm ngon và cần thời gian để bóc vỏ) – vì ăn chậm và ăn trong chánh niệm sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Cuối cùng, Liskov khuyên mọi người nên ngừng nghĩ “carbohydrate là có hại” mà thay vào đó hãy ưu tiên ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng như đậu, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt và lúa mì farro.

Có thể bạn quan tâm: Cẩm Nang Về Ngũ Cốc Nguyên Hạt

A1278 title image 1

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Hạn Chế Của Nghiên Cứu

Kết quả có thể bị ảnh hưởng do kích cỡ mẫu nghiên cứu thiếu đa dạng.

Serlie cho biết: “Phần lớn những người tham gia là phụ nữ da trắng, điều này làm giảm tính khái quát của kết quả, nhưng các tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu bổ sung về những người da đen và tìm thấy những kết quả tương tự.”

Cô nói thêm: “Với những thách thức trong việc thực hiện các thử nghiệm can thiệp chế độ ăn kiêng ngẫu nhiên có kiểm soát trong thời gian dài, đây có thể là dữ liệu lớn nhất mà chúng tôi có được cho đến nay về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt đỏ và sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Đây là bằng chứng đủ để khuyên mọi người giảm lượng thịt đỏ ăn vào.”

Nghiên cứu cũng không xem xét các phương pháp nấu ăn khác nhau sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả nghiên cứu.

Các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng những lợi ích sức khỏe của cá và gia cầm khi thay thế thịt đỏ chẳng hạn, có thể bị giảm đi do các hợp chất độc hại được tạo ra khi nướng hoặc chiên ngập dầu.

Để đưa ra những lựa chọn lành mạnh nhất, người ta không chỉ phải xem xét lượng protein ăn vào mà còn cả quá trình chế biến.


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 2

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.