Có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, từ lâu Bánh Trung thu đã trở thành một món bánh phổ biến ở Việt Nam. Ngày nay, Bánh Trung thu được biến tấu và đa dạng hơn trước rất nhiều, tiêu biểu đó là Bánh Trung thu Khoai Lang Tím, sự kết hợp giữa vị ngọt của đậu xanh và vị thơm bùi của khoai lang tím sẽ là một điều rất thú vị và mới mẻ cho những ai muốn sáng tạo trong căn bếp của mình. Còn chần chờ gì nữa, hãy nhanh chân cùng Anchay.vn chúng mình vào bếp để cùng tạo ra những chiếc Bánh Trung thu Khoai Lang Tím đẹp mắt và ngon lành nhé!

Bánh Trung Thu Khoai Lang Tím
Mô tả
Đậu xanh tách vỏ sau khi mua về, loại bỏ phần đậu bị hỏng, sâu mọt, rồi cho vào nước ngâm khoảng 3-4 tiếng để đậu mềm.
Khoai lang mua về gọt vỏ, rửa sạch và để ráo nước. Rồi cắt khoanh tròn mỏng khoảng 1cm. Sau đó, chuẩn bị 1 tô nước, cho vào 1 muỗng cà phê muối khuấy đều cho muối tan hết. Tiếp đến, cho phần khoai lang đã cắt vào ngâm khoảng 10 phút cho khoai ra hết chất mủ.
Nguyên liệu
Cách chế biến
-
Bước 1:
Đậu xanh sau khi ngâm, vo sạch cho vào nồi, thêm vào 300ml nước nấu trong khoảng 30 - 40 phút đến khi chín mềm.
-
Bước 2:
Cho phần khoai lang đã sơ chế vào xửng (nồi) hấp, hấp chín.
-
Bước 3:
Cho khoai đã hấp chín ra tô, thêm vào 40g đường dùng muỗng nghiền nhuyễn.
Tiếp theo, cho khoai vào chảo sên với 350ml nước cốt dừa, 80gr đường trắng, 30gr bột nếp, đảo đều khoảng 3 phút để cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
Khoai sau khi sên để nguội, cho vào rây nghiền thêm lần nữa để khoai được mịn hơn.
Khoai sau khi sên để nguội, cho vào rây nghiền thêm lần nữa để khoai được mịn hơn.
Sau khi rây xong, viên khoai thành từng viên tròn để làm phần vỏ.
Nên nghiền khoai ngay sau khi hấp, lúc khoai còn nóng thì sẽ dễ nghiền hơn Sên hỗn hợp với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút cho khoai khô làm vỏ bánh sẽ ngon hơn. -
Bước 4:
Đậu xanh sau khi hấp chín cho vào máy xay sinh tố, thêm vào 40g đường, 1/4 muỗng cà phê muối xay nhuyễn.
-
Bước 5:
Cho phần đậu xanh vừa xay nhuyễn lên chảo, sên với lửa nhỏ đến khi đậu khô lại, tắt bếp, để nguội. Viên tròn làm nhân bánh.
Nên viên số lượng nhân đậu xanh trùng khớp với số lượng viên vỏ bánh. -
Bước 6:
Quét 1 lớp dầu ăn quanh thành khuôn để chống dính.
Cho phần vỏ bánh (hỗn hợp khoai) vào nén đều quanh khuôn sau đó cho viên nhân đậu xanh vào giữa, túm lại cho khoai bao hết phần nhân đậu xanh.
Đặt khuôn lên mặt phẳng, ấn xuống và nhấc khuôn ra là hoàn thành bánh.
Làm đến khi hết phần nhân và vỏ bánh đã viên, sau đó cho ra đĩa trang trí.
Nên lấp đầy phần vỏ bánh và ấn chặt để tạo hình bánh trung thu được đầy đặn và đẹp hơn.
Khẩu phần ăn 2
Phần ăn
- Số lượng cho mỗi phần ăn
- Lượng calo kcal
- Calo từ chất béo kcal
- % Giá trị hàng ngày *
- Tổng số chất béo g
- Chất béo bão hòa g
- Chất béo trans g
- Cholesterol mg
- Natri mg
- Kali mg
- Tổng carbohydrate g
- Chất xơ g
- Đường g
- Chất đạm g
- Vitamin A IU
- Vitamin C mg
- Canxi mg
- Iron mg
- Vitamin D IU
- Vitamin E IU
- Vitamina K mcg
- Thiamine mg
- Riboflavin mg
- Niacin mg
- Vitamin B6 mg
- Folate mcg
- Vitamin B12 mcg
- Biotin mcg
- Axit pantothenic mg
- Phốt pho mg
- Iốt g
- Magiê mmol
- Kẽm mcg
- Chất sê len mg
- Đồng mg
- Mangan mg
- Chromium mcg
- Molypden mg
- Clorua mmol
* Phần trăm Giá trị Hàng ngày dựa trên chế độ ăn 2.000 calo. Giá trị hàng ngày của bạn có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào nhu cầu calo của bạn.
Ghi chú
Bánh sau khi làm xong có thể ăn ngay. Không nên để bánh quá lâu.
Hạn sử dụng của bánh là khoảng 4 ngày kể từ ngày đóng bánh. Cũng có thể cho vào túi kín bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 tuần, nhưng bánh để càng lâu sẽ càng dễ bị khô và cứng, không còn được như lúc ban đầu.
Nguồn: Cooky