Quá trình ép trái cây là quá trình chiết xuất nước trái cây và chất lỏng từ trái cây và rau quả. Có rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin trong nhiều loại rau và điều này có thể giúp mọi người dễ dàng hấp thụ chúng hơn.
Nước ép trái cây ngày càng trở nên phổ biến như một sự lựa chọn lành mạnh và tiện lợi để mọi người có thể bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn vào chế độ ăn uống hằng ngày.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Sau đây, chúng ra sẽ cùng nhau tìm hiểu về 12 loại rau củ tốt nhất để làm nước ép, cũng như giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của chúng.
Cải Xoăn
Cải xoăn là một loại rau họ cải chứa nhiều khoáng chất và vitamin, bao gồm:
- Canxi
- Kali
- Sắt
- Vitamin C, A và K
Ngoài ra, cải xoăn còn chứa một chất chống oxy hóa, được gọi là beta-carotene.
Điều này có nghĩa là cải xoăn có thể hỗ trợ chúng ta trong việc ngăn ngừa tổn thương tế bào và bệnh tật được tạo ra bởi các gốc tự do.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Cà Rốt
Nước ép cà rốt là một nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào, bao gồm:
- Vitamin nhóm B bao gồm beta-carotene, niacin, biotin và axit pantothenic
- Vitamin E
- Vitamin K
Ngoài ra, cà rốt rất giàu hợp chất phenolic, là chất chuyển hóa thứ cấp của thực vật. Các hợp chất phenolic có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và chống lão hóa.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Bên cạnh đó, nước ép cà rốt còn chứa carotenoid, bao gồm vitamin A và beta-carotene. Chúng có ảnh hưởng đến một loạt các chức năng của cơ thể, bao gồm:
- Bảo vệ tế bào khỏi tác hại của quá trình oxy hóa
- Duy trì chức năng miễn dịch ổn định
- Duy trì làn da ổn định
- Duy trì thị lực ổn định
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Bắp Cải
Nước ép bắp cải cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm:
- Vitamin C và K
- Magiê
- Folate
Hơn nữa, chúng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào như choline, beta-carotene, lutein và zeaxanthin, cũng như các flavonoid như kaempferol, quercetin và apigenin.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Củ Dền
Củ dền rất giàu vitamin C, folate, phốt pho và magiê. Chúng cũng là một nguồn cung cấp nitrat dồi dào trong chế độ ăn uống.
Ngoài ra, củ dền còn có khả năng tăng cường oxit nitric (NO) cho cơ thể. Điều này có thể hỗ trợ trong việc điều trị các rối loạn về tim mạch. Vì thiếu hụt lượng NO sẽ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.
Theo một nghiên cứu toàn diện năm 2021, sử dụng nước ép từ củ dền có thể cải thiện năng suất thể thao. Điều này là do quá trình tăng oxy hóa ở các cơ xương.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Cải Bó Xôi
Cải bó xôi chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, bao gồm:
- Kali
- Lecithin
- Vitamin A và C
- Lutein
Theo một nghiên cứu năm 2016 được thực hiện trên dạ dày nhân tạo, cải bó xôi có tác dụng kháng axit, chúng có thể hữu ích cho những người đang điều trị chứng khó tiêu và ợ chua.
Ngoài ra, nghiên cứu trên các tế bào đã chỉ ra rằng, cải bó xôi còn có lợi trong việc giảm stress oxy hóa do các loại oxy phản ứng gây ra.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Bông Cải Xanh
Bông cải xanh rất giàu kali, vitamin C và vitamin K, cũng như beta-carotene. Chúng sở hữu cả hai đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh, có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Một nghiên cứu nhỏ năm 2019 đã chỉ ra rằng, tiêu thụ bông cải xanh trong thời gian dài giúp giảm các phân tử gây viêm ở người lớn thừa cân.
Bông cải xanh còn chứa kaempferol, một flavonoid có đặc tính chống ung thư, chống oxy hóa và bảo vệ tim mạch.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Mùi Tây
Trong nước ép rau mùi tây có nhiều vitamin A, vitamin K và vitamin C.
Theo bằng chứng giai thoại, mùi tây có đặc tính lợi tiểu tự nhiên, có nghĩa là chúng có thể hỗ trợ cơ thể loại bỏ nước và muối dư thừa. Mùi tây cũng có khả năng hỗ trợ giảm huyết áp và đầy hơi.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Cỏ Lúa Mì
Chúng rất giàu protein, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, bao gồm:
- Vitamin A
- Vitamin C
- Vitamin E
- Vitamin K
- Vitamin B phức hợp
Theo nghiên cứu, cỏ lúa mì đã được chứng minh là có tác dụng hữu ích đối với hội chứng đau dạ dày ruột, bao gồm hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng.
Ngoài ra, cỏ lúa mì còn sở hữu cả hai đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm nhờ vào các thành phần enzym, độ pH kiềm và axit.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Cải Cầu Vồng
Cải cầu vồng là một loại rau xanh chứa nhiều chất xơ, magiê, vitamin C, vitamin A, vitamin K và flavonoid.
Cải cầu vồng có hoạt tính chống oxy hóa, đồng nghĩa với việc chúng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ phát triển các bệnh như ung thư và bệnh tim mạch.
Ngoài ra, cải cầu vồng còn có đặc tính ngăn ngừa bệnh tiểu đường thông qua tác dụng ức chế một số loại enzym trong cơ thể.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Cần Tây
Cần tây là một thành viên của họ thực vật Apiaceae, cùng với cà rốt và mùi tây. Chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin K, folate, A, kali và C.
Ngoài ra, cần tây còn chứa các hoạt chất phytochemical chống viêm như axit phenolic và flavonoid. Do đó, chúng có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng đường huyết.
Cần tây cũng chứa các hoạt chất chống oxy hóa, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh do gốc tự do sinh ra.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Dưa Leo
Tuy là một loại quả, nhưng dưa leo vẫn được nhiều người lựa chọn để làm nước ép cùng với các loại rau củ. Chúng chứa nhiều kali cùng nhiều loại vitamin B, vitamin A, beta-carotene và lutein.
Nước ép dưa leo có thể làm dịu da, giảm ngứa và phù nề. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, hoạt chất chống viêm từ dưa leo có thể giúp ngăn ngừa ung thư và tiểu đường.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Cà Chua
Cà chua cũng là một loại trái cây, tuy nhiên chúng thường được kết hợp với các loại rau trong nước ép. Cà chua rất giàu kali, vitamin A và folate.
Chúng có khả năng chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư. Theo một nghiên cứu năm 2019, cà chua có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu năm 2017, uống nước ép cà chua thường xuyên có thể tăng cường khả năng vận động của tinh trùng, do đó làm giảm tình trạng vô sinh ở nam giới.
Có thể bạn quan tâm: Chất Chống Oxy Hóa Đóng Vai Trò Gì Đối Với Sức Khỏe Của Chúng Ta?
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com
Dịch giả Trinh Lê