Nghiên cứu mới cho thấy rằng việc tiêu thụ đậu phụ và các thực phẩm làm từ đậu nành khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các phát hiện được công bố trên tạp chí Circulation bổ sung thêm kiến thức về lợi ích sức khỏe của “isoflavone” – một loại phân tử được tìm thấy tự nhiên trong một số bữa ăn có nguồn gốc thực vật. Isoflavone có nhiều trong thực phẩm làm từ đậu nành, chẳng hạn như đậu phụ.
Tiêu thụ thực phẩm làm từ đậu nành, chẳng hạn như đậu phụ, có thể mang lại lợi ích cho tim mạch.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Tranh Cãi Về Đậu Nành
Năm 1999, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cho phép dán nhãn trên các sản phẩm làm từ đậu nành với tuyên bố rằng tiêu thụ đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của chế độ ăn dựa trên đậu nành đã đưa ra kết quả không nhất quán kể từ khi được phê duyệt.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Do đó, vào năm 2007, FDA đã thông báo rằng họ sẽ tiến hành đánh giá các nghiên cứu liên quan đến thực phẩm làm từ đậu nành và sức khỏe tim mạch.
Họ đề xuất loại bỏ tuyên bố sức khỏe rằng thực phẩm làm từ đậu nành có thể ngăn ngừa bệnh tim vào năm 2017 do dữ liệu không nhất quán được phát hiện trong đánh giá của họ.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Nghiên cứu hiện tại bước vào cuộc tranh luận này với hy vọng làm sáng tỏ giá trị tương đối của thực phẩm làm từ đậu nành đối với sức khỏe tim mạch.
Hiểu chi tiết hơn về chế độ ăn uống và sức khỏe tim mạch là rất quan trọng, vì như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã chỉ ra rằng: “Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ.”
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Nghiên cứu chứng minh lợi ích của chế độ ăn dựa trên thực vật giàu chất xơ và ít natri, đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là rất lớn.
Thật vậy, các khuyến nghị về chế độ ăn uống của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh nhấn mạnh đến các bữa ăn có nguồn gốc từ thực vật.
Tuy nhiên, bác sĩ lâm sàng phải hiểu chính xác cách thức và lý do tại sao các nguồn thực phẩm cụ thể lại đóng góp vào sức khỏe tổng thể để hỗ trợ bệnh nhân phát triển một kế hoạch ăn uống phù hợp với họ.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Ba Nghiên Cứu Chính
Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ ba nghiên cứu khác nhau thu nhận tổng số 168.474 phụ nữ và 42.226 nam giới và theo dõi họ trong hơn hai thập kỷ.
Khi bắt đầu nghiên cứu, tất cả những người tham gia đều không mắc bệnh tim và ung thư.
Cứ sau 2 – 4 năm, các cá nhân được yêu cầu hoàn thành một cuộc khảo sát về dinh dưỡng. Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin về bệnh tim của họ từ hồ sơ y tế hoặc giấy chứng tử trong trường hợp một người qua đời vì bệnh tim.
Để xác định chính xác cách isoflavone ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, nghiên cứu đã tính đến nhiều yếu tố gây nhiễu cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh tim.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Isoflavone Có Những Lợi Ích Nhất Định
Nghiên cứu kết luận rằng, trung bình, việc tiêu thụ nhiều isoflavone hơn có liên quan đến việc giảm nhẹ nguy cơ mắc bệnh tim.
Mối liên hệ này cũng tương thích đối với đậu phụ, khi nhóm nghiên cứu kiểm tra loại thực phẩm này một cách độc lập.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, nghiên cứu phát hiện ra rằng lợi ích của việc tiêu thụ đậu phụ rõ rệt nhất ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Sau khi mãn kinh, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy mối tương quan chặt chẽ giữa việc tiêu thụ đậu phụ và giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở những phụ nữ không dùng liệu pháp hormone.
Mặc dù nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa đậu phụ, isoflavone và việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng vẫn chưa rõ tại sao hoặc làm thế nào mối liên hệ này lại xảy ra.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Tiến sĩ Qi Sun – phó giáo sư khoa dinh dưỡng tại Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts và là tác giả chính của nghiên cứu, ông cho biết:
“Bất chấp những phát hiện này, tôi không tin rằng đậu phụ là một loại thuốc chữa bách bệnh. Chất lượng chế độ ăn uống nói chung vẫn là yếu tố quan trọng cần xem xét, và đậu phụ có thể là một thành phần rất tốt cho sức khỏe.”
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Tiến sĩ Sun tin rằng, mọi người nên xem xét tất cả các khía cạnh của chế độ ăn uống trước khi muốn thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với cơ thể:
“Nếu chế độ ăn uống của họ chứa nhiều thực phẩm có hại như thịt đỏ, đồ uống có đường và carbs tinh chế, họ nên chuyển đổi sang các lựa chọn tốt hơn.
Đậu phụ và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu isoflavone khác là những nguồn cung cấp protein tuyệt vời và có thể được sử dụng thay thế cho protein động vật.“
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Tiến sĩ Sun nhấn mạnh thêm rằng, trong khi nghiên cứu tính đến bất kỳ yếu tố gây nhiễu nào ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, thì việc nghiên cứu sâu hơn vẫn là điều cần thiết để giải mã những lợi ích cụ thể của isoflavone.
“Ví dụ, những phụ nữ trẻ hoạt động thể chất nhiều hơn và tập thể dục nhiều hơn có xu hướng tiêu thụ một chế độ ăn nhiều thực vật hơn. Điều đó bao gồm nhiều thực phẩm giàu isoflavone, điển hình là đậu phụ.
Mặc dù các yếu tố này đã được kiểm soát, nhưng chúng tôi vẫn nên thận trọng khi giải thích các kết quả này.” – Tiến sĩ Qi Sun chia sẻ
Bài viết liên quan: Chế Độ Ăn Dựa Trên Thực Vật Giúp Giảm Nguy Cơ Suy Tim Đến Hơn 40%
Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com
Dịch giả Trinh Lê