- Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các học giả tại Đại học Leeds ở Vương quốc Anh, thói quen ăn uống lành mạnh hơn có thể dẫn đến giảm phát thải khí nhà kính (KNK).
- Theo các chuyên gia, chế độ ăn hạn chế thịt đỏ cùng một số loại đồ uống và thức ăn nhanh có đường sẽ ít ảnh hưởng đến môi trường hơn.
- Họ kết luận rằng các chính sách của chính phủ nên thúc đẩy chế độ ăn dựa trên thực vật vì lợi ích của sức khỏe con người và toàn cầu.
Sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm chiếm hơn 1/3 lượng phát thải khí nhà kính trên toàn thế giới.
Liệu chế độ ăn dựa trên thực vật có thân thiện với môi trường hơn không?
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, nghiên cứu về tác động môi trường của thói quen ăn kiêng chỉ tập trung vào một số nhóm thực phẩm lớn. Một nghiên cứu mới đã tìm cách làm sáng tỏ tác động của việc sản xuất thực phẩm đối với môi trường ở mức độ chi tiết hơn.
Nghiên cứu gần đây cũng đề cập rằng: “Việc vượt ra ngoài các khuyến nghị ở cấp độ dân số cho các tư vấn cấp độ cá nhân cần áp dụng chi tiết hơn các chỉ số đo lường bền vững môi trường cho nhiều loại sản phẩm thực phẩm cụ thể.”
Tiến sĩ Holly Rippin là tác giả chính cùng các đồng nghiệp của bà đã nghiên cứu sự phát thải khí nhà kính từ hơn 3.000 sản phẩm thực phẩm khác nhau. Bằng cách so sánh những phát hiện này với một cuộc khảo sát về chế độ ăn uống, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng chế độ ăn uống lành mạnh hơn sẽ thân thiện với môi trường hơn.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Lựa Chọn Dữ Liệu
Tiến sĩ Rippin và các đồng nghiệp của bà đã cập nhật Bộ dữ liệu tích hợp thành phần thực phẩm của Vương quốc Anh để bao gồm lượng phát thải khí nhà kính từ các loại thực phẩm cụ thể. Sau đó, họ tính toán lượng phát thải KNK liên quan đến các chế độ ăn khác nhau.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra lượng khí thải thông qua chế độ ăn uống, nhân khẩu học và lượng dinh dưỡng được WHO khuyến nghị (RNIs).
Các nhà nghiên cứu đã “quyết định báo cáo về lượng phát thải KNK thay vì sử dụng đất và nước, hoặc phát thải axit hóa và phú dưỡng hóa, bởi vì những điều này đã chứng minh trong lịch sử mối liên hệ lớn nhất giữa sức khỏe và lợi ích môi trường.”
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Nguồn Phát Thải Khí Nhà Kính Chính Trong Chế Độ Ăn Uống
Theo dữ liệu, thịt gây ra khoảng 32% tổng lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến chế độ ăn uống. Đồ uống như cà phê, trà và đồ uống có cồn chiếm 15% lượng khí thải, trong khi sữa chiếm 14%. Bánh ngọt và đồ ngọt có thể gây ra tới 8% lượng phát thải khí nhà kính.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng chế độ ăn kiêng của nam giới có liên quan đến lượng phát thải khí nhà kính cao hơn 41% so với chế độ ăn kiêng của phụ nữ. Theo các nhà khoa học, khoảng cách này là do “sự khác biệt trong việc tiêu thụ thịt và ở mức độ thấp hơn là phát thải khí nhà kính từ đồ uống.”
Ngoài ra, chế độ ăn kiêng không ăn chay thải ra lượng khí nhà kính nhiều hơn 59% so với chế độ ăn chay.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa và muối hơn nhưng không đáp ứng RNI cho chế độ ăn uống tiêu thụ carbohydrate có phát thải KNK lớn hơn. Chế độ ăn đáp ứng RNI, chẳng hạn như chế độ ăn giảm lượng chất béo bão hòa và muối, cũng tiêu thụ ít thịt hơn và tạo ra ít phát thải KNK hơn.
Có thể bạn quan tâm: Chất Béo Thực Vật Có Thể Giúp Tăng Cường Tuổi Thọ
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Nỗ Lực Tối Ưu Hóa Chế Độ Ăn Kiêng
Tiến sĩ Rippin và các đồng tác giả của bà tin rằng các bữa ăn được điều chỉnh dinh dưỡng có thể giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, họ thừa nhận rằng sự đánh đổi là không thể tránh khỏi. Ví dụ, Hướng dẫn Eatwell của Vương quốc Anh có thể giảm phát thải khí nhà kính, nhưng việc sử dụng nước có thể tăng lên.
Medical News Today đã thảo luận về nghiên cứu này cùng Giáo sư Tiến sĩ Diego Rose và là bác sĩ dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng và Y học Nhiệt đới Đại học Tulane ở New Orleans. Họ đã phỏng vấn Tiến sĩ Rose rằng liệu mục tiêu giảm 80% lượng phát thải khí nhà kính của Vương quốc Anh vào năm 2050 có thể đạt được hay không. Ông phản hồi:
“Để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, chúng ta cần có những điều chỉnh đáng kể trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả ngành công nghiệp thực phẩm. Về xác suất đạt được điều này, do tôi là một người lạc quan nên tin rằng chúng có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, đó không chỉ là về mặt sản xuất. Hành vi của người tiêu dùng cần phải được thay đổi, cả về loại thực phẩm được tiêu thụ và lượng thực phẩm bị lãng phí.”
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Mặt khác, Tiến sĩ Rose không chắc liệu đánh thuế thực phẩm có phải là chiến lược tối ưu để giảm tiêu thụ thịt đỏ hay không, như các tác giả của nghiên cứu đã đề xuất. Anh ấy nhận xét:
“Việc thiết lập thuế thực phẩm tiêu dùng có thể gặp nhiều thách thức do môi trường chính trị, vì vậy chúng sẽ phụ thuộc vào bối cảnh. Nhiều người không hiểu mối liên hệ giữa lựa chọn chế độ ăn uống và tác động đến môi trường. Vì vậy trước khi nghĩ đến thuế, hãy nghĩ đến việc giáo dục người tiêu dùng, hướng dẫn chế độ ăn uống hoặc gắn mác thực phẩm sẽ có ý nghĩa hơn.”
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Ở Một Góc Nhìn Khác
Nicolette Hahn Niman là một chủ trang trại, cựu luật sư môi trường và là tác giả của cuốn sách Defending Beef. Bà cho rằng mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người và toàn cầu là công nghiệp hóa chứ không phải thịt đỏ.
Niman đã chia sẻ trong một podcast vào tháng 9/2021 rằng Trái Đất tự nắm giữ chìa khóa để đạt được nền nông nghiệp và chế độ ăn uống bền vững:
“Chúng ta phải nhìn vào tự nhiên để tìm giải pháp. Điều đó không có nghĩa là chúng ta từ bỏ công nghệ hoàn toàn. Ngoài ra, chúng ta nên kết hợp tất cả thông tin đang phát triển về các chủ đề này, bao gồm các mối quan tâm về chế độ ăn uống, sức khỏe của đất và sự hấp thụ carbon.
Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện trên khắp thế giới có rất nhiều tiềm năng hữu ích. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải kiểm tra và học hỏi từ sự khôn ngoan mà con người và động vật đã sở hữu trong nhiều năm.”
“Chúng ta cần hiểu về mục tiêu bối cảnh,…” cô tiếp tục “không quan trọng chúng ta đang ở đâu trên Trái Đất và nó được tạo ra để làm gì? Nó được vận hành như thế nào và sẽ hoạt động tối ưu trong thế giới tự nhiên ra sao? Bằng cách này, chúng ta sẽ có thể tạo ra cả chế độ ăn uống lành mạnh và một thế giới lành mạnh.”
Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com
Dịch giả Trinh Lê