Đậu lăng là cây họ Đậu. Chúng giống như một hạt đậu nhỏ, phát triển trong vỏ và xuất hiện với nhiều màu sắc khác nhau bao gồm đỏ, nâu, đen và xanh lá cây. Ngoài ra, chúng chứa nhiều protein và chất xơ.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Lợi Ích Về Mặt Sức Khỏe
Theo nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người tiêu thụ nhiều thực phẩm dinh dưỡng từ thực vật sẽ giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch hoặc bất kỳ nguyên nhân nào.
Các bữa ăn từ thực vật thường chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và cũng có thể chứa chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do, là những phân tử tự nhiên trong cơ thể có thể gây ra viêm nhiễm và ung thư.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Sức Khỏe Tim Mạch
Đậu lăng rất giàu khoáng chất, protein và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), việc tăng cường tiêu thụ chất xơ có thể làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) hay còn gọi là cholesterol xấu.
Chất xơ không chỉ có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn có thể giúp trì hoãn sự tiến triển của bệnh ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Đậu lăng bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho chế độ ăn. Ngoài ra, chúng còn chứa protein và là thực phẩm thay thế tốt cho thịt trong các bữa ăn.
Khi một người thay thế thịt trong chế độ ăn uống bằng thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như đậu lăng, họ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hàm lượng kali, canxi và magiê trong đậu lăng đã được chứng minh là có thể làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.
Thực phẩm giàu các khoáng chất này là một thành phần quan trọng của kế hoạch ăn kiêng DASH. Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (NHLBI), chế độ ăn này có lợi cho việc giảm huyết áp.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Sức Khỏe Thai Kỳ
Đậu lăng là một nguồn cung cấp folate dồi dào. Folate rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các bất thường về ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, vitamin quan trọng này có thể giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Theo nghiên cứu năm 2019 trên 14.553 phụ nữ mang thai, những người tiêu thụ nhiều folate hơn trong thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thấp hơn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên ăn ít nhất 400 microgam (mcg) folate hoặc axit folic mỗi ngày.
CDC khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú nên tăng lượng tiêu thụ.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Bệnh Ung Thư
Đậu lăng cũng là một nguồn cung cấp selen. Selen có thể làm chậm sự phát triển của khối u.
Ngoài ra, chúng có thể tăng cường phản ứng miễn dịch của một cá nhân đối với nhiễm trùng bằng cách tăng sản xuất tế bào T. Chúng là tế bào tiêu diệt mầm bệnh.
Theo Viện Y tế Quốc gia, selen có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt, phổi, bàng quang, da, thực quản và dạ dày.
Theo phân tích tổng hợp của 405 nghiên cứu được công bố vào năm 2019 cho thấy rằng, chất xơ cũng có thể liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Ngăn Ngừa Mệt Mỏi
Mệt mỏi thường xuyên là do thiếu sắt. Lượng sắt không đủ có thể làm giảm khả năng sử dụng năng lượng hiệu quả của cơ thể.
Sắt được phân thành hai loại: heme và nonheme. Sắt nonheme được tìm thấy trong thực vật và đậu lăng là một nguồn cung tuyệt vời.
Sắt nonheme là nguồn cung cấp sắt quan trọng cho những người tránh ăn thịt vì lý do sức khỏe hoặc các lý do khác.
Tuy nhiên, sắt nonheme không được cơ thể hấp thụ dễ dàng như sắt heme. Do đó, bạn hãy kết hợp chúng cùng các bữa ăn giàu vitamin C như cam quýt, quả mọng và ớt để tăng khả năng hấp thu.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Duy Trì Sức Khỏe Đường Tiêu Hóa
Tiêu thụ đầy đủ chất xơ góp phần đáng kể vào việc giảm cân bằng cách hoạt động như một “tác nhân thúc đẩy” trong hệ tiêu hóa.
Chất xơ trong chế độ ăn uống góp phần làm tăng cảm giác no và ngăn chặn cơn đói. Điều này có thể dẫn đến giảm lượng calo tiêu thụ tổng thể của một người.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong đậu lăng giúp duy trì đường tiêu hóa khỏe mạnh, tránh táo bón và thúc đẩy nhu động ruột hoạt động đều đặn.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Dinh Dưỡng
Đậu lăng là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Chúng giàu khoáng chất, protein và nhiều chất xơ. Trong 100 gam (g) đậu lăng nấu chín có chứa:
- 116 calo (kcal)
- 02 g protein
- 38 g chất béo
- 13 g carbohydrate, bao gồm 7.9 g chất xơ và 1.8 g đường
Đậu lăng cũng cung cấp các dưỡng chất thiết yếu sau:
- Folate
- Sắt
- Mangan
- Phốt pho
- Thiamin
- Kali
- Vitamin B-6
Đậu lăng cũng là một nguồn:
- Riboflavin
- Niacin
- Axit Pantothenic
- Magiê
- Kẽm
- Đồng
- Selen
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Chế Độ Ăn
Đậu lăng nâu, xanh lá hoặc đỏ có thể được sử dụng theo một số cách trong chế độ ăn uống.
- Đậu lăng nâu là loại ít tốn kém nhất và nấu chín nhanh nhất. Chúng có hiệu quả nhất trong các món súp và món hầm.
- Đậu lăng xanh có hương vị hấp dẫn hơn. Chúng vẫn giữ được hình dạng khi nấu chín và làm lớp trên bề mặt salad hoặc taco tuyệt vời.
- Đậu lăng đỏ có hương vị nhẹ nhàng hơn đậu lăng xanh. Chúng rất thích hợp để chế biến các món ăn Ấn Độ hoặc xay nhuyễn và nấu chín.
So với đậu khô, đậu lăng không cần ngâm. Mọi người nên rửa sạch mọi chất bẩn bám trên chúng và loại bỏ những hạt bị hỏng hoặc có lẫn tạp chất.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Lưu Ý Khi Sử Dụng Đậu Lăng
Tiêu thụ nhiều chất xơ có thể dẫn đến đầy hơi và táo bón. Bất kỳ ai cần tăng cường chất xơ đều nên:
- Uống đủ nước để ngăn ngừa táo bón
- Mỗi bữa ăn nên chứa một ít chất xơ
- Tăng dần lượng tiêu thụ chất xơ từ 1 – 2 tháng
Những lời khuyên này có thể giúp ngăn ngừa sự khó chịu về tiêu hóa khi cơ thể thích nghi với sự gia tăng chất xơ.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Đậu lăng cũng chứa carbohydrate lên men (FODMAPs), có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa ở những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS).
Đậu lăng đóng hộp có hàm lượng FODMAP thấp và những người mắc bệnh IBS thường dung nạp được chúng.
Có thể bạn quan tâm: 9 Lợi Ích Sức Khỏe Từ Đậu
Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com
Dịch giả Trinh Lê