Shilajit còn được gọi là chất khoáng, là sản phẩm cuối cùng từ một quá trình phân hủy lâu dài của thực vật và khoáng chất. Chúng là một loại vật chất giống như hắc ín, được hình thành từ đá của các dãy núi cao.
Shilajit đã được sử dụng trong y học Ayurvedic truyền thống của Ấn Độ trong nhiều thế kỷ và các thành phần được tìm thấy trong chúng dường như có hiệu quả đối với nhiều loại bệnh.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Mười Lợi Ích Tiềm Năng Từ Shilajit
Chức Năng Não
Nhiều hợp chất được tìm thấy trong shilajit có thể có lợi cho chức năng não và thậm chí chúng có thể hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Bệnh Alzheimer, shilajit theo truyền thống được sử dụng để tăng tuổi thọ và trì hoãn sự lão hóa.
Chúng có chứa những hợp chất có thể giúp kiểm soát các rối loạn nhận thức, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.
Shilajit được hình thành từ sự phân hủy chậm của thực vật và có sẵn dưới dạng bột hoặc chất bổ sung.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Lão Hóa
Axit fulvic – một trong những hợp chất chính của shilajit, đã được chứng minh trong một nghiên cứu là có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm. Do đó, chúng có thể giúp giảm các gốc tự do và tổn thương tế bào trong cơ thể, vốn là hai nguyên nhân chính gây ra lão hóa.
Bổ sung shilajit mỗi ngày có thể giúp một số người duy trì sức khỏe và làm chậm quá trình lão hóa.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Thiếu Máu
Thiếu máu xảy ra khi máu không có đủ tế bào khỏe mạnh hoặc hemoglobin. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, trong đó có thiếu sắt.
Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra nhiều triệu chứng trong cơ thể, bao gồm:
- Nhịp tim thất thường
- Mệt mỏi và suy nhược
- Lạnh tay chân
- Đau đầu
Shilajit rất giàu axit humic và sắt, có thể hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Kháng Virus
Các loại khoáng chất và hợp chất được tìm thấy trong shilajit cũng có thể giúp chống lại virus.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, shilajit có khả năng chống lại và tiêu diệt nhiều loại virus trong điều kiện môi trường bị hạn chế, bao gồm cả một số loại virus herpes.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Hội Chứng Mệt Mỏi Mãn Tính
Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí Ethnopharmacology cho thấy rằng, shilajit giúp giảm các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính ở các đối tượng thử nghiệm.
Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng, shilajit có thể hỗ trợ tăng cường các chức năng tế bào trong cơ thể, điều này ngụ ý rằng chúng có thể giúp giảm bớt sự mệt mỏi và tăng cường mức năng lượng một cách tự nhiên.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Say Độ Cao
Các bác sĩ y học cổ truyền đã khẳng định rằng shilajit có thể hỗ trợ làm giảm chứng say độ cao.
Sự thay đổi áp suất ở độ cao có thể có ảnh hưởng đáng kể đến một số người. Chứng say độ cao có thể tự biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, từ khó chịu và mệt mỏi về thể chất đến tắc nghẽn phổi và thiếu oxy trong não.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Shilajit là một hợp chất phức tạp được tạo thành từ hơn 80 khoáng chất riêng biệt, axit fulvic và axit humic. Do đó, chúng được xem như có thể giúp giảm bớt nhiều triệu chứng liên quan đến chứng say độ cao.
Chúng có thể hỗ trợ tăng cường nhận thức, kích thích hệ thống miễn dịch và giảm viêm, tất cả đều có thể giúp giảm say độ cao.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Ung Thư Gan
Shilajit cũng đã cho thấy tiềm năng trong cuộc chiến chống lại một số tế bào ung thư.
Theo nghiên cứu, shilajit đã chủ động hỗ trợ quá trình tiêu diệt các tế bào ác tính trong gan bằng cách ức chế sự sinh trưởng của các tế bào ung thư này.
Có thể bạn quan tâm: Những Điều Cần Biết Về Mối Liên Hệ Giữa Chế Độ Ăn Uống Và Bệnh Ung Thư
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Sức Khỏe Tim Mạch
Shilajit cũng có thể giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe của tim. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện trên các loài gặm nhấm đã phát hiện ra rằng shilajit có đặc tính bảo vệ tim.
Những con vật được điều trị bằng shilajit trước khi bị chấn thương tim sẽ ít bị tổn thương tim hơn những con không được dùng shilajit.
Điều cần lưu ý là shilajit có thể làm giảm huyết áp ở một số người và không nên sử dụng chúng cho bất kỳ ai đang có vấn đề về tim mạch.
Những người bị bệnh tim hoặc hạ huyết áp nên tránh dùng Shilajit vì chúng có khả năng làm giảm huyết áp.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Béo Phì
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thực phẩm Dược, những người béo phì khi bổ sung shilajit nguyên chất sẽ thích nghi với việc tập thể dục tốt hơn những người không dùng.
Các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng, shilajit có thể kích thích các gen trong cơ thể hỗ trợ các cơ xương thích nghi nhanh chóng với hoạt động mới. Theo thời gian, điều này có thể giúp bạn bớt mệt mỏi và tăng cường sức mạnh.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Khả Năng Sinh Sản và Testosterone Ở Nam Giới
Shilajit đã được kiểm tra về khả năng tăng cường khả năng sinh sản của nam giới. Trong 90 ngày, một nghiên cứu đã sử dụng shilajit cho 60 người đàn ông vô sinh.
Sau thời gian thử nghiệm, gần một nửa số nam giới kết thúc liệu pháp đã chứng minh sự gia tăng về tổng số lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng, hoặc số lượng và hiệu quả mà tinh trùng di chuyển đến trứng, cả hai đều quan trọng đối với khả năng sinh sản của nam giới.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Một nghiên cứu khác đã kiểm tra tiềm năng của shilajit trong việc tăng mức testosterone ở những người tình nguyện khỏe mạnh. Shilajit được sử dụng trong 90 ngày cho nam giới từ 45 đến 55 tuổi.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy sự gia tăng đáng kể trong tổng mức testosterone vào thời điểm kết thúc thời gian này.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Cách Dùng và Liều Lượng
Shilajit có sẵn dưới dạng bột hoặc dưới dạng chất bổ sung hòa tan trong sữa hoặc nước.
Một liều shilajit bằng hạt đậu có thể được hòa tan trong chất lỏng và được sử dụng tối đa ba lần mỗi ngày, tùy thuộc vào hướng dẫn đóng gói.
Liều shilajit được khuyến cáo hàng ngày là từ 300 đến 500 mg. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung tự nhiên nào.
Bột Shilajit có thể được uống hòa tan trong nước hoặc sữa.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com
Dịch giả Trinh Lê