Suy thận có liên quan đến chế độ ăn nhiều thịt đỏ

0
(0)

Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ đã nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của chế độ ăn thịt đỏ đối với sức khỏe của thận. Phát hiện của họ đã làm sáng tỏ những cảnh báo trước đây về thịt đỏ và sức khỏe nội tạng.

Thịt đỏ đang được nghiên cứu là nguyên nhân có thể gây ra suy thận.

Thịt đỏ đang được nghiên cứu là nguyên nhân có thể gây ra suy thận.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Thịt bò, thịt cừu và thịt lợn là tất cả các ví dụ về thịt đỏ có thể được đưa vào chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống, tốt hơn hết là bạn nên tiêu thụ chúng một cách có chừng mực.

Chẳng hạn, Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo không nên tiêu thụ quá 18 ounce thịt đỏ mỗi tuần do chúng có liên quan đến một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư dạ dày.

Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên JAMA đã quan sát 23.926 trường hợp tử vong và phát hiện ra rằng ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do ung thư.

Nghiên cứu hiện tại, được thực hiện tại Trường Y Duke-NUS và Trường Chức năng Công cộng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore, đã nghiên cứu chi tiết hơn về tác hại tiềm ẩn của thịt đỏ đối với sức khỏe thận.

18330582

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Nguy Cơ Suy Thận

Bệnh thận mãn tính (CKD) đang ngày càng trở nên phổ biến hơn; ước tính có khoảng 500 triệu người trên thế giới mắc bệnh CKD. Nhiều người mắc bệnh thận mãn tính đã tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD). Đây là một tình trạng nghiêm trọng cần phải chạy thận hoặc ghép thận.

Hiện tại, bệnh nhân mắc bệnh thận mạn được khuyên nên tiêu thụ ít protein hơn để trì hoãn sự phát triển thành ESRD. Tuy nhiên, tầm quan trọng của các nguồn protein khác nhau trong sự phát triển của ESRD hầu như vẫn chưa được biết đến.

Giáo sư Woon Puay Koh và các đồng nghiệp của cô đã phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu Sức khỏe Trung Quốc ở Singapore, bao gồm hơn 63.000 người từ 45 đến 74 tuổi.

Họ đã kết nối dữ liệu với Cơ quan đăng ký thận Singapore, nơi lưu giữ thông tin chi tiết về tất cả người dân Singapore mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Mục tiêu tổng quát là xác định ảnh hưởng của các nguồn protein khác nhau đối với kết quả sức khỏe của thận.

34445352

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Koh giải thích rằng: “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu của mình để xác định những khuyến nghị nào nên được đưa ra cho những người mắc bệnh thận mãn tính (CKD) hoặc cho cộng đồng đang quan tâm đến sức khỏe thận nói chung, chúng có liên quan đến các loại hoặc nguồn protein mà họ nên tiêu thụ.”

Thịt lợn là loại thịt đỏ chủ yếu được tiêu thụ ở Trung Quốc, chiếm 97% tổng lượng thịt đỏ tiêu thụ. Ngoài ra, trứng, sữa, động vật có vỏ và san hô, cá, đậu nành, đậu lăng và thịt gia cầm cũng là những nguồn protein phổ biến.

Việc theo dõi các đối tượng kéo dài trung bình là 15,5 năm. Có 951 trường hợp ESRD mới được chẩn đoán trong suốt khoảng thời gian đó và dữ liệu thu thập được đã cho ra một kết quả rõ ràng.

web ready meatlover carivanderyacht

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tiêu thụ thịt đỏ có liên quan đến việc tăng khả năng mắc bệnh ESRD phụ thuộc vào liều lượng. Những người tiêu thụ nhiều thịt đỏ nhất – 25% hàng đầu – có nguy cơ mắc ESRD tăng 40% so với những người tiêu thụ ít thịt đỏ nhất – 25% thấp nhất.

Các dạng protein khác, chẳng hạn như cá, trứng, sữa và thịt gia cầm, được phát hiện là không ảnh hưởng đến sự phát triển của ESRD. Ở một mức độ nào đó, đậu nành và các loại đậu khác dường như cũng giúp cung cấp một số biện pháp bảo vệ.

Có thể bạn quan tâm: 9 Lợi Ích Sức Khỏe Từ Đậu

“Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người này vẫn có thể tiếp tục tiêu thụ protein nhưng họ vẫn nên cân nhắc chuyển sang các nguồn protein thực vật. Tuy nhiên, hãy chuyển sang các nguồn protein cá hoặc động vật có vỏ và gia cầm, nếu họ vẫn muốn ăn thịt.”

– Giáo sư Koh Woon Puay

28972382

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Hạn Chế Thịt Đỏ Giúp Giảm Thiểu Nguy Cơ

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng việc thay thế một nguồn protein khác cho một khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ mắc ESRD lên đến 62%.

Những phát hiện này cũng xác minh cho những nghiên cứu gần đây khác, giúp họ càng có thêm uy tín. Ví dụ, một nghiên cứu của Nhật Bản đã phát hiện ra rằng các vị trí địa lý có mức tiêu thụ protein động vật nhiều hơn có nguy cơ mắc bệnh ESRD cao hơn.

Ngoài ra, The Nurses’ Health Study (Nghiên cứu Sức khỏe của Y tá) cho thấy những người tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có nhiều nguy cơ bị giảm mức lọc cầu thận ước tính – một dấu hiệu của chức năng thận.

Mặc dù thịt đỏ có thể là một phần dinh dưỡng trong chế độ ăn uống cân bằng, nhưng nghiên cứu xưa và nay đều đã xác nhận rằng bất kỳ ai có nguy cơ mắc bệnh thận nên hạn chế ăn thịt đỏ.

Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.