Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 63% số ca tử vong toàn cầu trong năm 2008 là do các bệnh mãn tính không lây nhiễm và các rối loạn như ung thư, bệnh tim, béo phì và tiểu đường tuýp 2. Tất cả những căn bệnh này đều có nguyên nhân chính là chế độ ăn uống nghèo nàn.
Ở các khu vực trên thế giới nơi chế độ ăn chú trọng thực vật phổ biến hơn, tỷ lệ quốc gia hoặc khu vực mắc những căn bệnh này thấp hơn đáng kể so với những nơi thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Toni Tarver – nhà văn kiêm biên tập viên cấp cao của Tạp chí Công nghệ Thực phẩm, người đã xuất bản bài báo đề cập đến những phát hiện gần đây trong hệ gen dinh dưỡng nhằm giải thích vì sao chế độ ăn chú trọng thực vật lại có lợi trong việc ngăn ngừa bệnh tật.
Tarver lập luận rằng trong nhiều năm, các chuyên gia đã không thể tìm ra phương pháp điều trị các bệnh mãn tính. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây về bộ gen dinh dưỡng cho thấy rằng giải pháp để ngăn chặn sự tiến bộ của họ đang ở trước mắt – chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống của bạn.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Được biết đến như là “Cha đẻ của y học” – Hippocrates đã có phát ngôn nổi tiếng rằng “Hãy để thức ăn là thuốc và thuốc là nguồn dinh dưỡng của bạn.”
Chúng ta may mắn được sống trong một xã hội tôn vinh sự sáng tạo, thúc đẩy lối sống lành mạnh và cho phép chúng ta dễ dàng tiếp cận với nhiều loại món ngon vật lạ. Tuy nhiên, các loại thực phẩm ngày càng phổ biến trên thế giới lại có sức ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người.
Chế độ ăn thừa chất béo bão hòa và kém chất xơ, nhiều ngũ cốc tinh chế và thực phẩm từ động vật đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, trong khi chế độ ăn chú trọng thực vật không còn được ưa chuộng.
Các bệnh mãn tính không lây đang gia tăng một phần lớn là do cách chúng ta tiêu thụ, đặc biệt là ở các nền văn hóa phương Tây.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Nhiều nghiên cứu được thực hiện trong vài thập kỷ qua đã chứng minh một cách thuyết phục rằng những người có chế độ ăn giàu thực vật sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Các hóa chất hoạt tính sinh học được tìm thấy trong thực vật rất quan trọng trong việc điều chỉnh các biến số di truyền và sinh học khác dẫn đến sự hình thành của bệnh mãn tính.
Thông thường các chế độ ăn chú trọng thực vật có hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào và tình trạng viêm mãn tính bằng cách loại bỏ chúng.
Rau xanh có thể giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ tác động của một số gen đối với nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Loại Biến Thể Gen Kỵ Rau Xanh
Các bệnh tim mạch có liên quan đến nhiều loại gen và những bất thường về gen đã được các nhà nghiên cứu phát hiện. Những người có các biến thể gen nhất định có nguy cơ tăng cholesterol quá mức, tích tụ mảng bám động mạch và tăng huyết áp (huyết áp cao).
Nhiễm sắc thể 9p21 đã được phát hiện là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh tim mạch. Theo các nhà nghiên cứu từ các trường đại học McMaster và McGill của Canada, họ đã phát hiện ra rằng việc ăn nhiều rau xanh, quả mọng và trái cây đã làm thay đổi các biến thể di truyền 9p21, đây là những dấu hiệu khả quan đối với căn bệnh này.
Nói một cách đơn giản, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên đối với những người mang đột biến gen đặc biệt này. Tuy nhiên, họ có thể giảm thiểu bằng cách tiêu thụ nhiều rau xanh và trái cây như một chiến lược ăn kiêng.
Trưởng nhóm nghiên cứu – Tiến sĩ Jamie Engert chia sẻ:
“Chúng tôi biết rằng những người sở hữu biến thể di truyền 9p21 có nhiều khả năng mắc bệnh tim hơn. Nhưng thật bất ngờ khi thấy rằng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm tác động của chúng đi rất nhiều.”
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Chế Độ Ăn Chú Trọng Thực Vật Giúp Ngăn Ngừa Hoặc Trì Hoãn Ung Thư
Sự phát triển của các mạch máu nuôi khối u ác tính (tạo mạch) cũng có thể được ngăn chặn bằng chế độ ăn chú trọng thực vật.
Theo một nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) vào tháng 2/2011, nhiều loại ung thư có thể được trì hoãn hoặc thậm chí có thể được ngăn ngừa thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Chuyên gia Dinh dưỡng của AICR – Alice Bender giải thích rằng mặc dù chúng ta không thể kiểm soát tuổi tác của mình, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư.
“Trong bối cảnh ngày càng có nhiều phát hiện khoa học, đây là điều mà mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trên 50 tuổi cần phải biết. Các bằng chứng lâm sàng và thử nghiệm cho thấy người dân Hoa Kỳ có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Đối với những ai đang lo lắng về chúng, có một tin tốt rằng ‘Không bao giờ là quá muộn’ để tầm soát. Đó là điều chúng ta nên ghi nhớ và tận dụng điều này để làm động lực cho bản thân.”
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Gen Của Chúng Ta và Lựa Chọn Chế Độ Ăn Uống
Luận điểm của bài báo như sau:
- Gen – yếu tố xác định khuynh hướng mắc phải các căn bệnh mãn tính. Điều này được di truyền qua nhiều thế hệ đã được mã hóa trong gen của chúng ta.
- Những gì chúng ta chọn – gen chịu ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Thực phẩm chúng ta ăn chịu ảnh hưởng bởi môi trường mà chúng ta đang sống.
- Trong nhiều trường hợp, chế độ ăn chú trọng thực vật có thể giúp giảm hoặc thậm chí loại bỏ nguy cơ mắc phải một số căn bệnh mãn tính. “Chế độ ăn chú trọng thực vật vẫn được các nhà khoa học khuyến khích.”
Nguồn ảnh minh họa: Internet
William W. Li – Chủ tịch kiêm Giám đốc Y tế của Quỹ Angiogenesis tại Cambridge, Massachusetts đã nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta nên cân nhắc chế độ ăn uống của mình một cách cẩn thận. Chúng ta nên xem thực phẩm như một liều thuốc thiết yếu để có một sức khỏe dồi dào. Chế độ ăn uống dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì lối sống lành mạnh.
Theo Tiến sĩ Li: “Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh.”
Quế, tỏi, húng tây, cải xoong, hương thảo, bí ngô, ô liu và đậu lăng, tiêu đen và atisô chỉ là một vài trong vô vàn những loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa ung thư và các bệnh mãn tính khác.
Có thể bạn quan tâm: 6 Loại Thực Phẩm Hiệu Quả Giúp Ngăn Ngừa Ung Thư
Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com
Dịch giả Trinh Lê