Tiêu thụ thịt đỏ liên quan đến suy thận

0
(0)

Một nghiên cứu mới đây được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ đã kiểm chứng tác động của thịt đỏ đối với sức khỏe thận trong thời gian dài. Dựa trên kết quả của họ, mọi người nên thận trọng khi tiêu thụ thịt đỏ và những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe nội tạng.

Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn, có thể được đưa vào như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, giống như nhiều thành phần dinh dưỡng khác, bạn chỉ nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

Ví dụ, Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ khuyên bạn không nên ăn quá 18 ounce thịt đỏ mỗi tuần vì nó có liên quan đến một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư dạ dày.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa JAMA vào năm 2012 đã ghi nhận 23.926 trường hợp tử vong và kết quả chỉ ra rằng việc tiêu thụ thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh ung thư và bệnh tim mạch.

Nghiên cứu hiện tại được thực hiện tại Trường Y Duke-NUS và Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, đã điều tra sâu hơn về tác động tiềm ẩn của thịt đỏ đối với sức khỏe thận.

Tác động của thịt đỏ đối với chức năng thận là một chủ đề đang được nghiên cứu.

Tác động của thịt đỏ đối với chức năng thận là một chủ đề đang được nghiên cứu.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Bệnh Thận Đang Ngày Càng Gia Tăng

Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 500 triệu người đang sống chung với bệnh thận mãn tính (CKD) và số người mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Nhiều bệnh nhân CKD phải đối mặt với nguy cơ tiến triển bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD). Đây là một tình trạng nghiêm trọng cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Vì vậy, những người mắc bệnh CKD được khuyên nên cắt giảm lượng protein để trì hoãn sự khởi phát của ESRD. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào trước đây kiểm tra tác động của các nguồn protein khác nhau trong sự tiến triển của ESRD.

Nhà nghiên cứu Woon-Puay Koh và nhóm của cô đã kiểm tra hơn 63.000 người trưởng thành (trong độ tuổi từ 45 đến 74) từ Nghiên cứu Sức khỏe Trung Quốc ở Singapore.

Họ liên kết dữ liệu với Cơ quan đăng ký thận Singapore, nơi lưu giữ hồ sơ của tất cả bệnh nhân ESRD ở Singapore. Mục tiêu bao quát là xác định mức độ ảnh hưởng của các nguồn protein khác nhau đến kết quả sức khỏe thận.

Koh giải thích: “Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là xác định loại khuyến nghị nào về protein nên được đưa ra cho những người mắc bệnh thận mãn tính (CKD) hoặc cho những ai quan tâm đến sức khỏe thận của họ.”

Hơn 97% thịt đỏ được tiêu thụ ở Trung Quốc là thịt lợn. Các nguồn protein phổ biến khác bao gồm trứng, sữa, động vật có vỏ, cá, đậu nành, các loại đậu và thịt gia cầm.

Những người tham gia được theo dõi trong thời gian trung bình là 15,5 năm. Trong thời gian đó, đã xảy ra 951 trường hợp ESRD; dữ liệu kết quả cho thấy một xu hướng rõ ràng.

Nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) tăng lên khi tăng lượng tiêu thụ thịt đỏ. Những người thuộc nhóm 25% người ăn thịt đỏ cao nhất có nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) cao hơn 40% so với những người thuộc nhóm 25% người ăn thịt đỏ thấp nhất.

Protein từ các thực phẩm khác – chẳng hạn như trứng, sữa và thịt gia cầm – cho thấy không có mối liên hệ nào với sự phát triển của ESRD. Ngoài ra, đậu nành và các loại đậu khác dường như cũng có một chút tác dụng bảo vệ.

“Phát hiện của chúng tôi cho thấy những người này vẫn có thể duy trì lượng protein nạp vào nhưng hãy cân nhắc chuyển sang các nguồn protein từ thực vật; tuy nhiên, nếu họ vẫn chọn ăn thịt thì các loại protein nạc như thịt gà và cá là những lựa chọn lành mạnh hơn thịt đỏ.”

— Woon-Puay Koh

What Are the Signs of Kidney Disease GettyImages 623682045 2000 fa8800add9584317ac099dd21191cb38 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Giảm Một Phần Thịt Đỏ Sẽ Giảm Nguy Cơ Mắc Bệnh

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng việc thay thế một khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần bằng nguồn protein khác sẽ giúp giảm tới 62% nguy cơ phát triển ESRD.

Các nghiên cứu tiếp theo khác đã tìm thấy kết quả tương tự, điều này làm tăng thêm độ tin cậy cho những phát hiện đó. Ví dụ, theo một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản, tỷ lệ mắc bệnh ESRD cao hơn đã được quan sát thấy ở những khu vực có lượng tiêu thụ protein động vật cao hơn.

Ngoài ra, Nghiên cứu Sức khỏe Y tá tiết lộ rằng những người tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có nhiều nguy cơ bị giảm mức lọc cầu thận ước tính – một thước đo đánh giá chức năng thận.

Mặc dù thịt đỏ có thể là một thành phần lành mạnh trong một chế độ ăn uống đa dạng, nhưng nghiên cứu hiện tại và trước đây cho thấy rằng những người có nguy cơ mắc bệnh thận đều có thể có thể cắt giảm lượng tiêu thụ.

Có thể bạn quan tâm: Thay Thế Thịt Đỏ Bằng Protein Thực Vật Có Thể Giúp Giảm Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.