Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ ung thư vú

0
(0)

Một số người cho rằng đường là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ béo phì ngày càng gia tăng. Mặc dù sự thật là ăn nhiều đường có thể khiến bạn tăng cân nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và đẩy nhanh quá trình tiến triển thành ung thư phổi.

Kết quả nghiên cứu đã được Tiến sĩ Peiying Yang và nhóm cộng sự công bố trên tạp chí Nghiên cứu Ung thư. Yang là trợ lý giáo sư về y học giảm nhẹ, phục hồi chức năng và tích hợp tại Trung tâm Ung thư MD Anderson của Đại học Texas.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều đường làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú, một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng tình trạng viêm nhiễm có thể là một yếu tố góp phần.

Tuy nhiên, Yang chỉ ra rằng chưa có nghiên cứu nào kiểm tra các quá trình đằng sau mối quan hệ giữa tiêu thụ đường và sự phát triển ung thư vú ở mô hình động vật, cũng như chưa kiểm tra tác động trực tiếp của việc tiêu thụ đường lên sự hình thành ung thư.

Điều này thúc đẩy nhóm nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của đường đối với sự tiến triển của bệnh ung thư vú ở chuột. Những con chuột được phân ngẫu nhiên vào một trong ba chế độ ăn: một chế độ ăn nhiều sucrose, một chế độ ăn nhiều fructose và chế độ ăn kiểm soát tinh bột.

Theo các nhà nghiên cứu, lượng sucrose và fructose mà chuột tiêu thụ tương đương với lượng đường trong chế độ ăn điển hình của phương Tây – được định nghĩa là chế độ ăn nhiều đường tinh luyện, chất béo bão hòa và thịt đỏ; đồng thời ăn rất ít trái cây, rau củ tươi và ngũ cốc nguyên hạt.

Nghiên cứu mới cho thấy ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và di căn.

Nghiên cứu mới cho thấy ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và di căn.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Những Con Chuột Được Cho Ăn Chế Độ Ăn Nhiều Đường Có Nguy Cơ Mắc Ung Thư Vú Cao Hơn 50-58%

Những con chuột được cho ăn chế độ chứa nhiều sucrose và fructose dễ bị ung thư vú hơn những con được cho ăn chế độ có kiểm soát tinh bột.

Ví dụ, khi được 6 tháng tuổi, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những con chuột được cho ăn chế độ kiểm soát tinh bột có tỷ lệ khối u ung thư vú là 30%, trong khi những con được cho ăn chế độ ăn chứa nhiều sucrose có tỷ lệ này là 50-58%.

Thông tin nhanh về đường:

  • Gần 50% lượng đường tiêu thụ của người Mỹ đến từ soda và nước trái cây
  • Một lon Coca-Cola chứa khoảng 8,25 thìa cà phê đường
  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng đường bổ sung được khuyến nghị hàng ngày là ít hơn 10% tổng lượng calo, thậm chí lượng tiêu thụ thấp hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.

Ngoài ra, so với những con chuột được áp dụng chế độ ăn có kiểm soát tinh bột, những con được áp dụng chế độ ăn chứa nhiều sucrose hoặc fructose có nhiều khối u phổi hơn, cho thấy chế độ ăn nhiều đường sẽ đẩy nhanh tốc độ di căn của ung thư vú.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng fructose và sucrose trong chế độ ăn uống – sự kết hợp giữa glucose và fructose – đã làm tăng nguy cơ phát triển và di căn ung thư vú. Điều này là do chúng thúc đẩy quá trình truyền tín hiệu 12-lipoxygenase (12-LOX), từ đó làm tăng sản xuất axit 12-hydroxy-5Z,8Z,10E,14Z-eicosatetraenoic (12-HETE).

Breast Cancer Ribbon | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Lorenzo Cohen, giáo sư về y học giảm nhẹ, phục hồi chức năng và tích hợp tại Trung tâm Ung thư MD Anderson và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết:

“Chúng tôi xác định rằng fructose – được tìm thấy trong đường ăn và xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao – là thủ phạm thúc đẩy di căn phổi và sản xuất 12-HETE trong khối u vú. Loại fructose này có mặt khắp nơi trong hệ thống thực phẩm của chúng ta.

Ông cho biết thêm: “Việc tiêu thụ sucrose hoặc fructose trong chế độ ăn uống dẫn đến việc tạo ra 12-LOX và 12-HETE trong các tế bào khối u vú trong cơ thể sống.

Điều này cho thấy có một cơ chế truyền tín hiệu tiềm ẩn cho phép đường kích thích sự phát triển khối u ở chuột. Không rõ làm thế nào mà sucrose và fructose trong chế độ ăn uống làm tăng sản xuất 12-HETE và liệu tác động này là trực tiếp hay gián tiếp vẫn chưa chắc chắn.”

Theo các nhà nghiên cứu, các yếu tố nguy cơ ung thư vú nên được xác định càng sớm càng tốt, họ cũng chỉ ra rằng nghiên cứu của họ bổ sung thêm bằng chứng ngày càng tăng về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đường với căn bệnh này.

Phát hiện này rất có ý nghĩa vì mức tiêu thụ đường đang gia tăng ở Mỹ. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng mức tiêu thụ đường bình quân đầu người ở Mỹ đã đạt hơn 100 Ibs mỗi năm, tức là khoảng 30 thìa cà phê đường mỗi ngày.

Trước những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn của việc tiêu thụ quá nhiều đường, một bài báo nổi bật do Medical News Today xuất bản năm ngoái đã đề cập đến chủ đề “liệu chúng ta có nên loại bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống hay không”.

Có thể bạn quan tâm: Tác Dụng Của Hạt Lanh Đối Với Hệ Vi Sinh Đường Ruột Có Thể Giúp Giảm Nguy Cơ Ung Thư Vú


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?

Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!

Thang điểm trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.